Thời gian thực hiện giám định hoạt động thanh tra là bao lâu? Ai sẽ quyết định thời gian thực hiện giám định?
- Thời gian thực hiện giám định hoạt động thanh tra là bao lâu? Ai sẽ quyết định thời gian thực hiện giám định?
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra ra sao?
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định trong hoạt động thanh tra có quyền và nghĩa vụ gì?
- Nghị định 43/2023/NĐ-CP khi nào được chính thức áp dụng?
Thời gian thực hiện giám định hoạt động thanh tra là bao lâu? Ai sẽ quyết định thời gian thực hiện giám định?
Căn cứ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Thời gian giám định hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Thời gian thực hiện giám định
1. Thời gian giám định do người ra quyết định thanh tra quyết định.
2. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cơ quan, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian thực hiện giám định sẽ do người ra quyết định thanh tra quyết định, không có một mốc thời gian cụ thể.
Trong một số trường hợp không thể hoàn thành đúng thời hạn, cơ quan, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Thời gian thực hiện giám định hoạt động thanh tra là bao lâu? Ai sẽ quyết định thời gian thực hiện giám định? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 87 Luật Thanh tra 2022, việc trưng cầu giám định hoạt động thanh tra được đề cập như sau:
Trưng cầu giám định
1. Khi cần đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn - kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra quyết định việc trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, cơ quan, tổ chức giám định.
2. Cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định phải thực hiện việc giám định, thông báo kết quả giám định trong thời hạn theo đề nghị của cơ quan thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định.
3. Kinh phí trưng cầu giám định do cơ quan tiến hành thanh tra chi trả. Trường hợp đối tượng thanh tra có sai phạm thì kinh phí giám định do đối tượng thanh tra chi trả, trừ trường hợp luật có quy định khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định phải thực hiện việc giám định, thông báo kết quả giám định trong thời hạn theo đề nghị của cơ quan thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định trong hoạt động thanh tra có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 35 Nghị định 43/2023/NĐ-CP, cơ quan tổ chức thực hiện giám định trong hoạt động thanh tra bao gồm:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương
- Các đơn vị sự nghiệp công lập
- Tổ chức giám định ngoài công lập
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định được quy định cụ thể tại Điều 36 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định có quyền:
a) Thành lập Hội đồng giám định gồm những người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung được yêu cầu giám định;
b) Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung được yêu cầu giám định;
c) Sử dụng kết quả giám định để đưa ra kết luận giám định;
d) Từ chối thực hiện giám định trong các trường hợp nội dung yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu giám định, phải thông báo cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Được nhận thù lao giám định.
2. Cơ quan, tổ chức giám định có nghĩa vụ:
a) Thực hiện việc giám định theo đúng nội dung và thời gian theo yêu cầu giám định;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định;
c) Không được thông báo kết quả giám định cho bên thứ ba.
Như vậy, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định có 05 quyền và 03 nghĩa vụ nêu trên.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP khi nào được chính thức áp dụng?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Như vậy, quy định mới tại Nghị định 43/2023/NĐ-CP được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?