Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào? Mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ gồm những gì?
Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 11 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 về thời điểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cụ thể như sau:
Thời điểm đóng BHXH đối với phương thức đóng quy định tại các điểm 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4 Khoản 1 Điều 9 Quyết định này được thực hiện như sau:
- Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
- Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
- Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
- Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
Thời điểm đóng BHXH đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu quy định tại Điểm 1.5 và 1.6 Khoản 1 Điều 9 Quyết định này được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.
Quá thời điểm đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng BHXH thì được coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với cơ quan BHXH. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng, mức đóng bù cho số tháng chậm đóng được xác định theo công thức sau:
T3 = Mđ x (1+r)t
Trong đó:
- T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng;
- Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Quyết định này.
- t: Số tháng chậm đóng;
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng);
Như vậy, thời điểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như trên.
Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào? Mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ gồm những gì?
Mức hỗ trợ tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức hỗ trợ tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
- Đối tượng hỗ trợ và tỷ lệ hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
+ Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
+ Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
- Mức hỗ trợ:
+ Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Mht = k x 22% x CN
Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k = 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức 3 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:
Mht = n x k x 22% x CN
Trong đó:
- n: Số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.
- k: Tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k= 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
Thời gian hỗ trợ, phương thức và hoàn trả tiền hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 12 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
Thứ nhất:
- Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Thứ hai: Phương thức hỗ trợ
- Người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng BHXH phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu;
- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu D06-TS), gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH;
- Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan BHXH chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ BHXH mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ BHXH của năm đó.
Thứ ba: Hoàn trả tiền hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước
- Số tiền Nhà nước đã hỗ trợ tiền đóng đối với người hưởng BHXH một lần (trừ người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế) và người tham gia BHXH tự nguyện được hoàn trả một phần số tiền đã đóng, được hoàn trả cho ngân sách nước.
- Số tiền hoàn trả bằng số tiền Nhà nước đã hỗ trợ tiền đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
Như vậy, thời gian, phương thức, hoàn tiền hỗ trợ được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?