Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức tại TP.HCM theo Quyết định 89/2024?
- Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức tại TP.HCM theo Quyết định 89/2024?
- Việc đánh giá xếp loại chất lượng viên chức được thực hiện theo trình tự, thủ tục thế nào?
- Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bao gồm những gì?
Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức tại TP.HCM theo Quyết định 89/2024?
Ngày 22/10/2024, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 89/2024/QĐ-UBND Ban hành quy định đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, tại Điều 13 Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 89/2024/QĐ-UBND có quy định thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức tiến hành vào dịp cuối năm và kết thúc trước ngày 15/2 hằng năm, hoàn tất công tác đánh giá, xếp loại chất lượng trước ngày 31/12 hàng năm để đảm bảo tính đồng bộ theo quy định của Đảng, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào đạo thì thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm căn cứ trên kết quả công tác của năm học (hoàn thành trước ngày 15/7 trong năm đánh giá, xếp loại); thống nhất kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng trước ngày 15/12 hằng năm, hoàn tất công tác đánh giá, xếp loại chất lượng trước ngày 31/12 hằng năm để đảm bảo tính đồng bộ theo quy định của Đảng.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hằng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng viên chức; thống nhất kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng trước ngày 15/12 hằng năm, hoàn tất công tác đánh giá, xếp loại chất lượng trước ngày 31/12 hằng năm để đảm bảo tính đồng bộ theo quy định của Đảng.
- Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 89/2024/QĐ-UBND và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
Theo đó, thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức tại TP.HCM được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức tại TP.HCM theo Quyết định 89/2024? (Hình từ internet)
Việc đánh giá xếp loại chất lượng viên chức được thực hiện theo trình tự, thủ tục thế nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như sau:
Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu:
- Viên chức tự đánh giá xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP;
Tải về Mẫu số 03
- Nhận xét, đánh giá viên chức
+ Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.
+ Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
+ Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
- Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác.
- Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
+ Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
+ Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức.
- Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
- Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
- Nhận xét, đánh giá viên chức
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
- Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
- Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiêu áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định tcán bộ đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể:
- Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.
- 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trên đây là tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?