Thoái hóa vốn là gì? Nguyên nhân gây ra thoái hóa vốn? Khi bị thoái hóa vốn thì doanh nghiệp cần làm những gì?

Anh chị cho tôi hỏi khi bị thoái hóa vốn thì doanh nghiệp cần làm những gì? Tôi cảm ơn!

Thoái hả vốn là gì? Một số hình thức thoái hóa vốn hiện nay?

Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định cụ thể về thoái hóa vốn. Tuy nhiên, theo cách hiểu thông dụng, bạn có thể hiểu thoái hóa vốn như sau:

- Thoái vốn được hiểu là một thuật ngữ được sử dụng và nó đối lập với đầu tư. Thoái vốn cũng sẽ thường xảy ra khi một tài sản hoặc một bộ phận của công ty con không hoạt động như mong đợi.

- Thoái vốn về bản chất là hoạt động nhằm mục đích chính đó là để giảm bớt một số loại tài sản cho các mục đích tài chính, hay nhằm phục vụ mục đích khác hiện có của một doanh nghiệp.

- Trong đầu tư, thoái vốn là một hình thức rất phổ biến biểu hiện là các chủ thể là những nhà đầu tư hoặc cá nhân muốn rút vốn đầu tư của mình.

- Thoái vốn là một thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là thuật ngữ trái ngược với đầu tư và thường xuất hiện khi tài sản hay một bộ phận nào đó của công ty con hoạt động không như mong đợi.

- Về bản chất, thoái vốn (trong tiếng Anh gọi là Divestment) là hoạt động giảm một hay một số tài sản để phục vụ cho các mục đích khác của một doanh nghiệp.

- Ví dụ như việc một công ty nào đó bán đi tài sản của công ty con hay rút những khoản đầu tư…

Một số hình thức thoái hóa vốn phổ biến hiện nay:

- Chia tách

Hình thức thoái hóa vốn chia tách dùng cho các giao dịch không dùng tiền mặt, những giao dịch này sẽ được miễn thuế.

Trường hợp này là trường hợp công ty mẹ chia cổ phiếu cho công ty con và công ty con trở thành một công ty độc lập và có thể thực hiện giao dịch trên sàn cổ phiếu.

- Bán cố phần khơi mào

Bán cổ phần khơi mào là hoạt động của công ty mẹ khi bán một tỉ lệ vốn chủ sở hữu trong công ty con trên thị trường chứng khoán.

Bán cổ phần khơi mào được hiểu cơ bản là thực hiện các giao dịch cổ phiếu bằng tiền mặt được miễn thuế. Vì công ty mẹ thường giữ cổ phần kiểm soát của công ty con, nên hình thức bán cổ phần khơi mào được các công ty cần tài trợ cơ hội tăng trưởng cho công ty con sử dụng nhiều nhất.

- Bán tài sản trực tiếp

Bán tài sản trực tiếp là hình thức được thực hiện khi công ty mẹ bán đi một số tài sản như bất động sản, các thiết bị máy móc hoặc là bán công ty con cho một bên khác.

Trong trường hợp bán tài sản có lãi, công ty mẹ sẽ phải chịu thuế và các hoạt động mua bán tài sản thường giao địch bằng tiền mặt.

Thoái hóa vốn là gì? Nguyên nhân gây ra thoái hóa vốn? Khi bị thoái hóa vốn thì doanh nghiệp cần làm những gì?

Thoái hóa vốn là gì? Nguyên nhân gây ra thoái hóa vốn? Khi bị thoái hóa vốn thì doanh nghiệp cần làm những gì? (Hình từ internet)

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa vốn trong doanh nghiệp?

Lý do phổ biến nhất hiện nay khiến doanh nghiệp bị thoái hóa vốn đó chính là việc doanh nghiệp bán các bộ phận kinh doanh không phải là hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp.

Các công ty sở hữu các đơn vị kinh doanh hoạt động trong các ngành khác nhau có thể cho đội ngũ quản lí không tập trung vào hoạt động cốt lõi của công ty.

Ngoài ra còn có một số lí do khác như:

- Doanh nghiệp có thể tạo ra một nguồn vốn nhất định thông qua việc bán một số tài sản, cổ phần,… .

- Các nhà đầu tư thoái hóa vốn nhằm bảo đảm lợi ích của mình khi hoạt động kinh doanh xảy ra không hiệu quả

Khi bị thoái hóa vốn thì doanh nghiệp cần làm gì?

Khi bị thoái hóa vốn, doanh nghiệp cần thực hiện những hoạt động sau:

- Công bố thông tin một cách kịp thời

Khi doanh nghiệp bị thoái hóa vốn, việc đầu tiên cần phải thực hiện đó là công bố thông tin một cách kịp thời để ổn định tâm lý cho toàn bộ nhân viên trong công ty và tìm ra các giải pháp để giải quyết một cách tốt nhất tình hình của công ty.

- Tìm hiểu nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thoái hóa vốn

Sau khi tiến hành công bố thông tin thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra giải pháp xử lý.

- Tìm kiếm đối tác mới

Trong trường hợp thoái hóa vốn do cổ đông thoái hóa vốn thì doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác mới để có thể hợp tác hiệu quả hơn.

- Lập kế hoạch phân phối lại vốn

Đây là việc làm vô cùng quan trọng trong việc lập ra chiến lược. Điều này sẽ giúp công ty có kế hoạch phù hợp trong việc tăng vốn hoặc đầu tư.

- Tập trung quản lý kinh doanh

Cuối cùng, bạn cần phải tập trung đẩy mạnh vào lĩnh vực phát triển của công ty nhằm mục đích ổn định công ty và đảm bảo có kế hoạch trong việc tăng vốn hoặc đầu tư.

Như vậy, trên đây là những thông tin về thoái hóa vốn và những việc cần làm khi doanh nghiệp bị thoái hóa vốn mà bạn có thể tham khảo và lưu tâm khi vận hành doanh nghiệp.

Thoái hóa vốn
Doanh nghiệp TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Báo cáo nội bộ là gì? Tổng hợp mẫu báo cáo nội bộ cho doanh nghiệp mới nhất là những mẫu nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh lỗ thì được bù lỗ vào đâu? Có được trích lập dự phòng tiền lương khi kinh doanh lỗ?
Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp Việt Nam là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam là gì?
Pháp luật
Hybrid working là gì? Mẫu Đơn xin chuyển đổi hình thức làm việc dành cho doanh nghiệp mới nhất?
Pháp luật
Luật Doanh nghiệp mới nhất 2024? Thông tư và Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2023 là những văn bản nào?
Pháp luật
Mẫu trả lời mail trúng tuyển phỏng vấn khéo léo nhất năm? Cách trả lời mail trúng tuyển phỏng vấn hay thế nào?
Pháp luật
Mẫu biên lai thu tiền dành cho doanh nghiệp hiện nay được quy định như thế nào? Hướng dẫn cách ghi mẫu biên lai thu tiền?
Pháp luật
15 lĩnh vực Thông tin & Truyền thông người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức từ 15/10/2024?
Pháp luật
Không đăng ký nhưng lại hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Thời gian điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên 63 tỉnh, thành? Các tập đoàn, doanh nghiệp, hợp tác xã được điều tra nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thoái hóa vốn
40,740 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thoái hóa vốn Doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thoái hóa vốn Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào