Thi đấu thể thao sử dụng chất kích thích bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị hủy bỏ kết quả thi đấu không?
Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Thể dục, thể thao 2006 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi năm 2019 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục thể thao bao gồm:
- Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.
- Gian lận trong hoạt động thể thao.
- Bạo lực trong hoạt động thể thao.
- Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.
- Tổ chức đặt cược thể thao trái phép; đặt cược thể thao trái phép.
Thi đấu thể thao sử dụng chất kích thích bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị hủy bỏ kết quả thi đấu không? (Hình internet)
Các chất nào bị cấm trong hoạt động thi đấu thể thao?
- Thực tiễn, thời điểm tháng 12 hằng năm, Cơ quan Chống doping quốc tế (WADA) sẽ gửi dự thảo danh mục các chất bị cấm trong thể thao (có hiệu lực từ ngày 01/01 năm tiếp theo) tới tất cả các quốc gia thành viên. Căn cứ vào dự thảo đó, các vận động viên buộc phải tìm hiểu, tham khảo việc sử dụng các chất, hợp chất bị cấm trong thi đấu, tập luyện để tránh trường hợp bị xử lý vi phạm.
Theo trang tin chính thức của Tổng cục Thể dục Thể thao, các chất được WADA liệt kê là các chất cấm sử dụng trong và ngoài thi đấu (thi đấu, tập luyện) bao gồm:
- 1 là, các chất chưa được thông qua: Là những chất chưa được các cơ quan y tế có thẩm quyền thông qua, cho phép điều trị cho người (ví dụ các chất đang trong giai đoạn thử nghiệm, nghiên cứu,..);
- Các chất đồng hóa...
- Các hormone peptit, yếu tố tăng trưởng, các chất liên quan...
- Nhóm chất tác động chọn lọc Beta ...
-Nhóm các chất làm thay đổi chuyển hóa và hormone...
- Nhóm chất lợi tiểu và che giấu..
- Cần sa...
- Thuốc mê...
- Glucocorticosteroids: Toàn bộ các chất glucocorticosteroids đều bị cấm sử dụng (bao gồm hình thức tiếp nạp bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc đặt qua đường hậu môn).
- Chất kích thích
- Một số môn thể thao đặc thù còn quy định một số chất bị cấm riêng biệt
Thế nào là sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao?
- Hiện nay, chưa có quy định về khái niệm sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao, vì vậy từ thực tiễn, có thể hiểu rằng sử dụng chất kích thích trong thể thao là hành vi đưa chất cấm vào cơ thể để phát triển sức mạnh, cơ bắp một cách giả tạo, tăng thêm sự cảnh giác và tăng tính chiến đấu.
+ Theo đó, sử dụng những chất, những phương pháp nhằm làm tăng thành tích thể thao, làm tổn hại đến tinh thần thể thao chân chính. Đồng thời còn ảnh hưởng đến sự lành mạnh về thề chất, tâm lý, đạo đức của vận động viên. Thuốc gây ra các rối loạn về sinh lý và tâm lý. Điều này sẽ làm vận động viên suy giảm khả năng phán đoán, dễ dẫn đến chấn thương.
- Hành vi trên được coi là hành vi gia tăng thành tích thể thao một cách gian lận, bất chấp hậu quả về sức khỏe và tính mạng của vận động viên, cũng như là hành vi bị cấm trong hoạt động thể thao.
Mức phạt khi người chơi sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao cụ thể:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
- Đồng thời, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung dưới đây:
+ Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.
- Mặt khác, còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm.
Như vậy đối với trường hợp người chơi là vận động viên nhưng lại có hành vi sử dụng chất kích thích trong khi thi đấu thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng 15.000.000 đồng. Đồng thời, vận động viên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?
- Chi tiết lịch nghỉ Tết ngân hàng Sacombank 2025? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
- Lịch nghỉ Tết Techcombank 2025 như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm của ngân hàng mới nhất?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng VPBank 2025 mới nhất? Đi làm dịp tết Âm lịch 2025 được trả lương thế nào?