Thêm trường hợp không được thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2024?
- Có các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh nào?
- Bổ sung các trường hợp không được thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2024?
- Bổ sung trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2024?
- Người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình đúng không?
Có các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài;
- Tòa án.
Thêm trường hợp không được thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2024?
Bổ sung các trường hợp không được thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây:
a) Thương lượng;
h) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:
a) Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
3. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giải quyết thông qua:
a) Thương lượng;
b) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng
Theo như quy định trên, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã bổ sung thêm hai trường hợp không được thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2024 bao gồm:
- Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
- Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
Đồng thời, cũng quy định rõ phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bổ sung trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã bổ sung thêm trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2024 như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật.
Người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Quyền của người tiêu dùng
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.
2. Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh.
3. Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.
4. Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
6. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
9. Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững.
10. Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên, người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy giới thiệu theo Nghị định 30? Hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy giới thiệu theo Nghị định 30?
- Mẫu Nghị quyết theo Nghị định 30? Hướng dẫn soạn thảo Mẫu Nghị quyết theo Nghị định 30 chi tiết?
- Mẫu Quyết định khen thưởng tập thể cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng tập thể cuối năm mới nhất?
- Quy chế Lương là gì? Mẫu Quy chế Lương của công ty? Thẩm quyền ban hành Quy chế Lương của công ty?
- Tổng hợp những câu chúc Tết sếp hay ngắn gọn? Dịp Tết Dương lịch, Tết âm lịch sếp có bắt buộc phải thưởng cho nhân viên?