Thế nào là tội phạm công nghệ cao? Mức phạt hành chính đối với một số hành vi vi phạm quy định về sử dụng cao nghệ cao được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi thế nào là tội phạm công nghệ cao? Mức phạt hành chính một số hành vi vi phạm sử dụng cao nghệ cao được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Kiều đến từ Yên Bái

Thế nào là tội phạm công nghệ cao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về khái niệm tội phạm công nghệ cao cụ thể như sau:

Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.

Theo đó, tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.

Tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý:

- Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

- Xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức

- Xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

- Xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.

Đồng thời, Nghị định 25/2014/NĐ-CP cũng định nghĩa vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao là hành vi vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thế nào là tội phạm công nghệ cao? Mức phạt hành chính một số hành vi vi phạm sử dụng cao nghệ cao được quy định như thế nào?

Thế nào là tội phạm công nghệ cao? Mức phạt hành chính đối với một số hành vi vi phạm quy định về sử dụng cao nghệ cao được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu loại tội phạm công nghệ cao theo quy định của Bộ luật Hình sự?

Hiện nay, tội phạm công nghệ cao được xếp vào nhóm các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông. Theo đó, tại Điều 285 đến Điều 294 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về những loại tội phạm công nghệ cao cụ thể như sau:

- Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật

- Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử

- Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử

- Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

- Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác

- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

- Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng

- Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh

- Tội cố ý gây nhiễu có hại

Thế nào là tội phạm công nghệ cao? Mức phạt hành chính đối với một số hành vi vi phạm quy định về sử dụng cao nghệ cao được quy định như thế nào?

Có thể chia nhóm vi phạm quy định sử dụng cao nghệ cao cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 81 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng các phương tiện giao tiếp trực tuyến trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân có trị giá dưới 2.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng;

+ Thiết lập hệ thống, cung cấp dịch vụ chuyển cuộc gọi quốc tế thành cuộc gọi trong nước phục vụ cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng;

+ Trộm cắp hoặc sử dụng trái phép thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt, gây thiệt hại tài sản hoặc để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có trị giá dưới 2.000.000 đồng.

Vi phạm quy định về gây nhiễu có hại

Tại Điều 71 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây nhiễu có hại như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có bức xạ vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không tuân thủ hoặc không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện và quản lý tương thích điện từ.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không tuân thủ các điều kiện kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến dẫn đường, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh khi đã có yêu cầu ngừng sử dụng thiết bị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Tội phạm công nghệ cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao có những hoạt động nào nhằm phòng ngừa tội phạm sử dụng CNC?
Pháp luật
Việc hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm công nghệ cao bị từ chối trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Quyền chỉ đạo cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc về những cơ quan nào?
Pháp luật
Thế nào là tội phạm công nghệ cao? Mức phạt hành chính đối với một số hành vi vi phạm quy định về sử dụng cao nghệ cao được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân đúng không?
Pháp luật
Việc phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Nhà nước có những chính sách gì để phòng, chống tội phạm này?
Pháp luật
Cơ quan chuyên trách trong phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được sử dụng những biện pháp gì để đấu tranh chống tội phạm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội phạm công nghệ cao
6,271 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội phạm công nghệ cao
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào