Thế nào là tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định trong tố tụng hành chính? Ai phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định?
- Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định trong tố tụng hành chính là gì?
- Ai có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định?
- Chi phí giám định trong trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau sẽ xử lý thế nào?
- Người tạm ứng chi phí giám định không phải chịu chi phí giám định thì có được hoàn lại tiền không?
Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định trong tố tụng hành chính là gì?
Căn cứ vào Điều 360 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định
1. Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự.
2. Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên thì tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng hành chính là số tiền tạm tính để tiến hành giám định theo quyết định của Tòa án hoặc yêu cầu của đương sự.
Chi phí giám định trong tố tụng hành chính là số tiền cần thiết và hợp lý do người giám định tính dựa trên quy định pháp luật mà người yêu cầu giám định phải trả cho người giám định.
Thế nào là tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định trong tố tụng hành chính? Ai phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định? (Hình từ Internet)
Ai có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định?
Căn cứ vào Điều 361 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Trường hợp các đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định;
2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;
3. Đương sự, người kháng cáo đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Theo như quy định trên thì người nào có yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định thì người đó có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng hành chính.
Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Chi phí giám định trong trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau sẽ xử lý thế nào?
Căn cứ vào Điều 362 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về nghĩa vụ của các đương sự về chi phí giám định trong tố tụng hành chính khi không thỏa thuận được với nhau như sau:
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
- Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì người khởi kiện phải chịu chi phí giám định.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định.
- Trường hợp người tự mình yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 361 của Luật này, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
- Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.
Người tạm ứng chi phí giám định không phải chịu chi phí giám định thì có được hoàn lại tiền không?
Căn cứ vào Điều 363 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định đã nộp
1 Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải chịu chi phí giám định thì người phải chịu chi phí giám định theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải chịu chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí giám định thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
Như vậy, nếu như người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng hành chính không phải chịu chi phí giám định thì người phải chịu chi phí giám định phải có trách nhiệm hoàn lại số tiền đã nộp cho người tạm ứng chi phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?