Thế nào là hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại? Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại?
Hợp đồng dân sự là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự.
Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại là hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại. Đó là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác do thương nhân thực hiện và được điều chỉnh bởi Luật Thương mại năm 2005.
Xem thêm Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền theo pháp luật dân có sự giống nhau và khác nhau như thế nào?
Thế nào là hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại? Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại? (Hình từ internet)
Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại?
Mặc dù cả 2 loại hợp đồng đều có bản chất là giao dịch dân sự. Cả 2 loại đều được thiết lập dựa trên sự bình đẳng, thỏa thuận và sự tự nguyện của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Đều hướng tới các lợi ích chung, hợp pháp của các bên tham gia. Tuy nhiên giữa hai khái niệm có sự khác nhau cụ thể như sau:
- Chủ thể giao kết hợp đồng:
+ Hợp đồng dân sự: Chủ thể là các cá nhân, tổ chức bất kỳ (có thể là thương nhân hoặc không).
+ Hợp đồng thương mại: Ít nhất một bên chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là thương nhân.
- Mục đích của hợp đồng:
+ Hợp đồng dân sự: Nhằm mục tiêu chủ yếu là sinh hoạt tiêu dùng có thể sinh lời hoặc không.
+ Hợp đồng thương mại: Nhằm mục đích sinh lời, tìm kiếm sự lợi nhuận.
- Hình thức của hợp đồng:
+ Hợp đồng dân sự: Có thể là bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể khác. Tuy nhiên cũng có một số giao dịch dân sự yêu cầu bắt buộc phải bằng văn bản và có công chứng như hợp đồng mua bán nhà đất, xe cộ...
+ Hợp đồng thương mại:Bằng văn bản, các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp:
+ Hợp đồng dân sự: Tòa án
+ Hợp đồng thương mại: Có thể lựa chọn tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại.
- Phạt vi phạm hợp đồng:
+ Hợp đồng dân sự: Mức phạt không bị giới hạn tối đa, do các bên tự thỏa thuận về mức phạt.
+ Hợp đồng thương mại: Bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.
Luật Thương mại 2005 quy định tổng mức phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.
- Pháp luật điều chỉnh:
+ Hợp đồng dân sự: Bộ luật dân sự điều chỉnh.
+ Hợp đồng thương mại: Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp.
Có các loại hợp đồng dân sự chủ yếu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:
Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Theo đó có 6 loại hợp đồng dân sự chủ yếu như sau:
- Hợp đồng song vụ;
- Hợp đồng đơn vụ;
- Hợp đồng chính;
- Hợp đồng phụ;
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba;
- Hợp đồng có điều kiện.
Nội dung của hợp đồng dân sự gồm có gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:
Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hợp đồng dân sự có thể có các nội dung như sau:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?