Thế nào là cầm cố và thế chấp tài sản? Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo Bộ luật Dân sự 2022?
Thế nào là cầm cố tài sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản cụ thể như sau:
Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Thế nào là thế chấp tài sản?
Đối với quy định về thế chấp tài sản thì tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản cụ thể như sau:
Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Theo đó, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Thế nào là cầm cố và thế chấp tài sản? Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo Bộ luật Dân sự 2022?
Những đặc điểm giống nhau giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản?
- Về hình thức: Thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản giữa các bên được lập thành hợp đồng dưới dạng văn bản.
- Về hiệu lực của thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp:
Chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp trong 4 trường hợp cụ thể như sau:
+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp chấm dứt;
+ Việc cầm cố/thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
+ Tài sản cầm cố/thế chấp đã được xử lý;
+ Theo thoả thuận của các bên.
Sự khác nhau giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản như thế nào?
Tiêu chí | Cầm cố tài sản | Thế chấp tài sản |
Căn cứ pháp lý | Tiểu mục 2 trong Bộ luật Dân sự 2015 | Tiểu mục 3 trong Bộ luật Dân sự 2015 |
Định nghĩa | Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. | Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). |
Sự chuyển giao tài sản | Có | Không |
Chủ thể | Bên cầm cố, bên nhận cầm cố | Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, bên thứ ba giữ tài sản thế chấp |
Tài sản | Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,... | Bất động sản, động sản, quyền tài sản |
Trả lại tài sản | Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan tới tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. | Bên nhận thế chấp trả lại các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên có thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. |
Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 | Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của pháp luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký | Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký |
Theo quy định hiện hành thì không có quy định về Bộ luật Dân sự 2022, do đó câu hỏi của bạn về "Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản có những đặc điểm gì giống nhau theo Bộ luật Dân sự 2022?" sẽ áp dụng theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?