Thế chấp tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai thì có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?
Khi thế chấp tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai thì có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai
...
2. Các trường hợp đăng ký theo yêu cầu:
a) Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này;
c) Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất sang đăng ký thế chấp đối với nhà ở, thế chấp đối với tài sản khác gắn liền với đất;
d) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
đ) Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản này.
Theo như quy định trên thì việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai là một trong những trường hợp đăng ký biện pháp theo yêu cầu. Nghĩa là việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai sẽ phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng của các bên.
Do đó, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai không bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm.
Thế chấp tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai thì có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?
Nhà ở hình thành trong tương lai dùng để thế chấp là những loại nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về những loại tài sản được xem là nhà ở hình thành trong tương lai có thể đăng ký biện pháp bảo đảm khi thế chấp như sau:
- Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng, về kinh doanh bất động sản, pháp luật khác có liên quan đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm khi thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký
1. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cơ quan đăng ký có lý do chính đáng phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký phải thông báo có nêu rõ lý do cho người yêu cầu đăng ký bằng bản giấy hoặc văn bản điện tử (sau đây gọi là bản điện tử) hoặc bằng hình thức khác thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký và phù hợp với điều kiện của cơ quan đăng ký ngay khi có lý do chính đáng.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh (sau đây gọi là Bộ phận Một cửa), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thì thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
3. Thời gian không tính vào thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thời gian xảy ra sự kiện thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, sự cố hệ thống đăng ký trực tuyến, hỏng mạng lưới điện, mạng internet hoặc xảy ra sự kiện bất khả kháng khác theo văn bản hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến cơ quan đăng ký không thể thực hiện được việc đăng ký theo thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký phải thông báo ngay trong ngày làm việc xảy ra sự kiện hoặc ngay trong ngày làm việc nhận được văn bản, quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo hình thức niêm yết tại trụ sở cơ quan đăng ký và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước, của cơ quan đăng ký (nếu có) hoặc hình thức khác thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký và phù hợp với điều kiện của cơ quan đăng ký;
b) Thời gian cơ quan đăng ký thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này.
Theo đó, trong cùng ngày làm việc với ngày nộp hồ sơ hợp lệ đăng ký biện pháp bảo đảm khi thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì cơ quan đăng ký giải quyết hồ sơ đăng ký. Nếu như hồ sơ đăng ký được nộp sau 15 giờ trong ngày thì vào ngày làm việc tiếp theo, cơ quan đăng ký phải giải quyết hồ sơ.
Nghị định 99/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?
- Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?