Thay đổi danh mục các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu theo quy định kiểm dịch động vật?
- Các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu theo quy định kiểm dịch động vật là gì?
- Lấy mẫu sản phẩm động vật nhập khẩu và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
- Kiểm tra, giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đối với động vật giết mổ nhập khẩu làm thực phẩm như thế nào?
Các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu theo quy định kiểm dịch động vật là gì?
Căn cứ vào Mục I Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về danh mục các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu theo quy định kiểm dịch động vật như sau:
Theo đó, hiện nay có tất cả là 20 bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu theo quy định kiểm dịch động vật.
Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ có những thay đổi về danh mục các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu theo quy định kiểm dịch động vật. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục, biểu mẫu của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
…
3. Sửa đổi số thứ tự thứ 9, 14, 15 và bổ sung số thứ tự 21 Bảng 1 và sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú mục I của Phụ lục XII như sau:
* Ghi chú:
- Căn cứ tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn chỉ tiêu bệnh cần xét nghiệm để kiểm dịch.
- Trường hợp phát hiện bệnh mới chưa được quy định tại Bảng 1 mục I của Phụ lục này, Cục Thú y báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định chỉ tiêu kiểm dịch đối với bệnh mới.
- Mẫu được lấy ngẫu nhiên theo lô hàng; số lượng mẫu theo tỷ lệ lưu hành bệnh ước đoán là 5% (theo Bảng 2 của Phụ lục này).
- Căn cứ triệu chứng lâm sàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra tác nhân gây bệnh theo quy định tại Phụ lục III.
Như vậy, trong thời gian tới sẽ có thay đổi về danh mục các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu theo quy định kiểm dịch động vật theo quy định trên, đồng thời sẽ bổ sung thêm bệnh viêm da nổi cục vào danh mục các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu theo quy định kiểm dịch động vật.
Thay đổi danh mục các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu theo quy định kiểm dịch động vật?
Lấy mẫu sản phẩm động vật nhập khẩu và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Mục II Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
II. Sản phẩm động vật nhập khẩu:
1. Sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm:
a) Lấy mẫu từng lô hàng để kiểm tra cảm quan, xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật, lý hóa theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành;
b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu báo cáo ngay về Cục Thú y khi phát hiện mẫu kiểm tra vi phạm để thông báo theo quy định.
2. Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật nhập khẩu:
Lấy mẫu từng lô hàng kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về vi sinh vật ô nhiễm; kiểm tra ADN loài nhai lại đối với bột sản phẩm từ các nước có nguy cơ bệnh Bò điện hoặc khi có yêu cầu giám định.
3. Trường hợp có các quy định mới với các chỉ tiêu nêu trên, thì áp dụng theo Quy định mới khi có hiệu lực thi hành.
Theo đó, việc lấy mẫu sản phẩm động vật nhập khẩu được thực hiện trên từng lô hàng để kiểm tra cảm quan, xét nghiệm các chỉ tiêu sinh vật, lý hóa.
Việc lấy mẫu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật nhập khẩu sẽ được thực hiện trên từng lô hàng kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y.
Kiểm tra, giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đối với động vật giết mổ nhập khẩu làm thực phẩm như thế nào?
Căn cứ vào Mục III Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
III. Kiểm tra giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, chất tồn dư độc hại đối với động vật giết mổ làm thực phẩm, sản phẩm động vật nhập khẩu làm thực phẩm
1. Chỉ tiêu, số mẫu giám sát: Hằng năm, Cục Thú y hướng dẫn cụ thể chỉ tiêu, số mẫu giám sát tùy theo tình hình thực tiễn cần kiểm soát các tác nhân về mầm bệnh, chất tồn dư độc hại (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng và các chất độc hại khác) đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu.
2. Tần suất lấy mẫu:
a) Cứ 06 lô hàng cùng chủng loại, cùng nguồn gốc xuất xứ, cùng một chủ hàng nhập khẩu thì lấy mẫu của 01 lô hàng để kiểm tra các chỉ tiêu giám sát.
b) Trường hợp phát hiện chỉ tiêu kiểm tra không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tăng tỷ lệ lấy mẫu: Cứ 03 lô hàng thì lấy mẫu của 01 lô hàng để kiểm tra đối với chỉ tiêu không đạt yêu cầu.
c) Nếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu không đạt yêu cầu tiếp tục vi phạm, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu tất cả các lô hàng nhập khẩu để kiểm tra.
3. Xử lý kết quả giám sát:
a) Nếu chỉ tiêu được kiểm tra có kết quả của 03 lần liên tiếp đạt yêu cầu thì được miễn kiểm tra giám sát chỉ tiêu đó trong các lần nhập khẩu tiếp theo cho đến hết đợt giám sát.
b) Khi áp dụng lấy mẫu tất cả các lô hàng nhập khẩu để kiểm tra xử lý kết quả như sau
- Áp dụng tần suất 06 lô hàng lấy mẫu của 01 lô hàng để kiểm tra: Nếu kết quả kiểm tra 03 lần liên tiếp đạt yêu cầu.
- Tiếp tục duy trì lấy mẫu tất cả các lô hàng nhập khẩu để kiểm tra: Nếu kết quả kiểm tra từ 01 đến 02 lô hàng không đạt yêu cầu.
- Đề xuất tạm ngừng nhập khẩu: Nếu phát hiện kết quả kiểm tra từ 03 lô hàng vi phạm.
4. Căn cứ đánh giá kết quả kiểm tra đối với các chỉ tiêu giám sát: Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế về an toàn thực phẩm;
5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu báo cáo ngay về Cục Thú y khi phát hiện lô hàng kiểm tra không đạt yêu cầu để thông báo vi phạm theo quy định.
Như vậy, việc kiểm tra, giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đối với động vật giết mổ nhập khẩu làm thực phẩm được thực hiện theo quy định như trên.
Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 6/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá an toàn công trình là bước thứ mấy trong quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định?
- Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư có phải nộp phí? Lệ phí cấp chứng chỉ hiện nay là bao nhiêu?
- Nếu các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau thì có phải tính ưu đãi hay không?
- Chỉ số giá xây dựng có phải là cơ sở xác định giá gói thầu xây dựng không? Công bố chỉ số giá xây dựng thực hiện thế nào?
- Mức phí thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?