Thành phần tham gia kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo bao gồm những ai? Ai không được tham gia vào đoàn kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo?
Thành phần tham gia kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Thành phần tham gia kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra có Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra. Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp, liên quan đến nội dung kiểm tra của nhiều đơn vị, phạm vi kiểm tra rộng, có thể bố trí Phó trưởng đoàn kiểm tra.
2. Thành viên đoàn kiểm tra là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu, nội dung kiểm tra. Trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo mời người tham gia đoàn kiểm tra là công chức, viên chức, giảng viên cơ hữu, người lao động của đơn vị khác.
3. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia đoàn kiểm tra:
a) Có bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ hoặc bố chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu, anh, chị, em ruột là đối tượng kiểm tra;
b) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Người không đủ các điều kiện khác để tham gia đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên, thành phần tham gia kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo bao gồm: Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra.
Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp, liên quan đến nội dung kiểm tra của nhiều đơn vị, phạm vi kiểm tra rộng, có thể bố trí Phó trưởng đoàn kiểm tra.
Đồng thời, thành viên đoàn kiểm tra là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu, nội dung kiểm tra.
Trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo mời người tham gia đoàn kiểm tra là công chức, viên chức, giảng viên cơ hữu, người lao động của đơn vị khác.
Thành phần tham gia kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo bao gồm những ai? Ai không được tham gia vào thành phần kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo?
Ai không được tham gia vào đoàn kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định những người không được tham gia đoàn kiểm tra bao gồm:
- Có bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ hoặc bố chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu, anh, chị, em ruột là đối tượng kiểm tra;
- Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người không đủ các điều kiện khác để tham gia đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra Bộ giáo dục và đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra
1. Trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn kiểm tra
a) Tổ chức, chỉ đạo thành viên đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, tiến độ kiểm tra theo Quyết định kiểm tra và Kế hoạch tiến hành kiểm tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra Quyết định kiểm tra; chịu trách nhiệm trước người ra Quyết định kiểm tra về hoạt động của đoàn kiểm tra; báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của người ra Quyết định kiểm tra giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm tra;
b) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu về nội dung kiểm tra;
c) Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo người ra Quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
2. Trách nhiệm và quyền của thành viên đoàn kiểm tra
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra;
b) Yêu cầu đối tượng kiểm tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính bảo đảm đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp thành viên đoàn kiểm tra không đủ thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo quy định thì kiến nghị Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định;
d) Báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra và thủ trưởng đơn vị về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng đoàn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm tra; chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn kiểm tra, thủ trưởng đơn vị, Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
Theo đó, trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra Bộ giáo dục và đào tạo có quyền và trách nhiệm theo như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?