Thặng dư tiêu dùng là gì? Công thức tính thặng dư tiêu dùng như thế nào? Bài tập tính thặng dư tiêu dùng ra sao?
Thặng dư tiêu dùng là gì?
- Thăng dư tiêu dùng là phần chênh lệch giữa tổng hữu dụng của một hàng hóa và tổng giá trị thị trường của hàng hóa đó. Thặng dư này phát sinh là vì chúng ta nhận được nhiều hơn cái giá mà chúng ta phải trả do quy luật hữu dụng biên giảm dần.
- Chúng ta phải trả một lượng tiền như nhau cho mỗi đơn vị hàng hóa mà chúng ta mua, từ đơn vị đầu tiên đến đơn vị cuối cùng, nhưng theo quy luật hữu dụng biên giảm dần thì những đơn vị hàng hóa đầu tiên cho ta mức hữu dụng nhiều hơn những đơn vị hàng hóa cuối cùng.
- Do đó, chúng ta được hưởng một lượng hữu dụng thặng dư đối với mỗi đơn vị hàng hóa trước đơn vị hàng hóa cuối cùng, lượng hữu dụng thặng dư đó ta gọi là “thặng dư tiêu dùng”.
- Thặng dư tiêu dùng cực đại khi người tiêu dùng xác định được lượng hàng tiêu dùng thỏa mãn điều kiện hữu dụng biên bằng chi phí biên: MU = MC = P
- Thặng dư tiêu dùng của xã hội bằng tổng các thặng dư tiêu dùng cá nhân
Miêu tả thặng dư tiêu dùng bằng đồ thị
Hình 1: Mối quan hệ giữa tổng hữu dụng và hữu dụng biên.
- Giả sử ta có đường cầu (D) như trong hình 1 và thị trường cân bằng ở mức giá P0 và sản lượng cân bằng là Q0 như trên hình.
- Tại đơn vị hàng hóa thứ Q1 ta có hữu dụng biên của hàng hóa thứ Q1 được người tiêu dùng định lượng bằng lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả P1 hay là độ dài đoạn AQ1. Lúc này ta thấy lượng chênh lệch giữa hữu dụng biên và giá của sản phẩm thứ Q1 là độ dài đoạn AH cũng chính lá thặng dư người tiêu dùng nhận được khi mua hàng hóa thứ Q1.
- Tương tự, khi mua hàng hóa thứ Q2, lượng thặng dư tiêu dùng người tiêu dùng nhận được là độ dài đoạn BK.
- Vậy tổng thặng dư người tiêu dùng nhận được khi mua Q0 đơn vị hàng hóa bằng tổng thặng dư tiêu dùng của mỗi đơn vị hàng hóa và đó chính là diện tích của hình tam giác PEP0 (phần hình tam giác màu vàng).
Thặng dư tiêu dùng là gì? Công thức tính thặng dư tiêu dùng như thế nào? Bài tập tính thặng dư tiêu dùng?
Công thức tính thặng dư tiêu dùng như thế nào?
Thặng dư tiêu dùng được tính theo công thức:
Thặng dư tiêu dùng = Phúc lợi tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng trả - Chi phí thực tế của hàng hoá
Trong đó, phúc lợi tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng trả là giá trị cao nhất mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để sở hữu sản phẩm đó. Chi phí thực tế của hàng hoá bao gồm cả chi phí tiền mặt và chi phí phi tiền mặt, chẳng hạn như thời gian và nỗ lực để đi mua sản phẩm.
Ví dụ, giả sử một người tiêu dùng sẵn sàng trả tối đa 100 đô la để mua một chiếc máy tính, và chi phí thực tế để mua máy tính đó là 80 đô la. Thì thặng dư tiêu dùng của người đó là 20 đô la (100 đô la - 80 đô la).
Công thức tính thặng dư tiêu dùng có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chính sách giá cả, giúp người quyết định đưa ra quyết định về giá cả phù hợp với sự cân nhắc giữa phúc lợi người tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp.
Ví dụ bài tập tính thặng dư tiêu dùng:
Bài tập: Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu P = 15 – 5Q và hàm tổng chi phí TC = 2,5Q^2 + 3Q + 1 (P tính bằng $/đvsp, Q tính bằng ngàn đvsp)
a. Xác định sản lượng doanh nghiệp sản xuất và mức giá doanh nghiệp ấn định? Khi đó thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?
b. Để đạt được mục tiêu mở rộng thị trường mà không bị lỗ, doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng và ấn định giá như thế nào? Tính doanh thu của doanh nghiệp trong trường hợp này.
c. Nếu chính phủ đánh thuế cố định T = 15$ thì mức giá, sản lượng và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp độc quyền là bao nhiêu?
Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10, 11 Luật Giá 2023 có nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng như sau:
Quyền của người tiêu dùng
- Lựa chọn, thỏa thuận về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể.
- Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
- Được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ và hóa đơn theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá xem xét điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của người tiêu dùng
- Thanh toán theo mức giá thỏa thuận hoặc mức giá cụ thể do Nhà nước định giá khi mua hàng hóa, dịch vụ.
- Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về giá, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?