Tháng 10/2023 sẽ ban hành quy trình xử lý đối với nghệ sĩ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục?
- Tháng 10/2023 sẽ ban hành quy trình xử lý đối với nghệ sĩ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục?
- Người dân vùng sâu, vùng xa sẽ được nghe, xem các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia?
- Mục đích, yêu cầu của kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển phát thanh truyền hình ra sao?
Tháng 10/2023 sẽ ban hành quy trình xử lý đối với nghệ sĩ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục?
Ngày 31/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 về Kế hoạch hành động cập nhật Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025
Theo đó tại tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 quy định xây dựng, triển khai các nhiệm vụ chuyên đề về quản lý thông tin trên môi trường mạng, tăng tỷ lệ thông tin tích cực như sau:
TT | Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Sản phẩm | Thời gian hoàn thành |
1 | Định hướng, chỉ đạo trực tuyến mạng lưới trang tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội có lượng người truy cập lớn | Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử | Các mạng xã hội, các trang TTĐT tổng hợp | Mạng lưới trang thông tin điện tử và mạng xã hội có người truy cập lớn. | Thực hiện thường xuyên |
2 | Quản lý người nổi tiếng trên mạng | Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử | Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) | Quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với nghệ sỹ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục | Tháng 10/2023 |
3 | Tổ chức Hội nghị kết nối với các mạng lưới đa kênh (MCN) và các người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên mạng. | Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử | Hội nghị | Tháng 5/2023 | |
4 | Điều hướng dòng tiền quảng cáo xuyên biên giới vào các cơ quan báo chí chính thống, các nền tảng nội dung số, website, các kênh, tài khoản đã được cấp phép hoặc có đăng ký hoạt động với Bộ TT&TT (quảng cáo trên white list, chặn quảng cáo black list). | Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử | Các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo trực tuyến, các nhà sản xuất nội dung | Bộ danh sách “White list” “Black List” công bố trên Cổng TTĐT của Bộ và trang TTĐT của Cục | Tháng 12/2023 |
5 | Duy trì đấu tranh buộc các nền tảng xuyên biên giới: chặn, gỡ thông tin xấu độc với tỷ lệ đáp ứng cao (90-95%), thời gian xử lý <24h; khóa các trang, kênh vi phạm nghiêm trọng; phát triển thuật toán để chặn hiệu quả các quảng cáo sai sự thật; gỡ các game không phép trên Google Store và Apple Store. | Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử | Ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung xấu độc trên môi trường mạng | Thường xuyên. | |
6 | Kiểm tra các nền tảng xuyên biên giới: Thí điểm giám sát, kiểm tra các nền tảng xuyên biên giới chưa có Văn phòng tại Việt Nam. | Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử | Thanh tra Bộ | Đoàn kiểm tra | Tháng 9/2023 |
7 | Hoàn thiện bộ máy nhân sự, tài chính và hệ thống kỹ thuật để vận hành Trung tâm xử lý tin giả | Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử | Bộ phận tiếp nhận tin giả Cổng tingia.gov.vn | Vận hành Hàng năm (2021-2025) | |
8 | Vận hành hiệu quả Trung tâm bản quyền phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử | Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử | Các Đài PTTH | Hoạt động bảo vệ bản quyền nội dung số trên lĩnh vực PTTH và TTĐT | Thường xuyên |
Theo đó, tháng 10/2023, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử chủ trì phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sẽ ban hành quy trình xử lý đối với nghệ sĩ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục.
Tháng 10/2023 sẽ ban hành quy trình xử lý đối với nghệ sỹ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục?
Người dân vùng sâu, vùng xa sẽ được nghe, xem các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 quy định mục tiêu Chiến lược cập nhật về lĩnh vực phát thanh, truyền hình giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
Mục tiêu Chiến lược cập nhật
1. Về lĩnh vực phát thanh, truyền hình
a) 80% người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; 100% dân số các vùng còn lại được nghe, xem các kênh chương trình này.
b) Tăng thời lượng phát sóng của các kênh phát thanh địa phương và các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu (kênh thiết yếu) của địa phương; các kênh truyền hình thiết yếu quốc gia đảm bảo phát sóng 24 giờ/ngày
c) Bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu từ 70% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước); việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của kênh đó.
d) Tăng doanh thu dịch vụ của các đài phát thanh, truyền hình từ 9.000 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng.
đ) Tỷ lệ kênh phát thanh, kênh truyền hình thiết yếu được cung cấp trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng internet đạt 100%.
e) Tăng thuê bao truyền hình trả tiền từ 17 triệu lên 25 triệu người dùng.
g) Tăng doanh thu truyền hình trả tiền từ 9.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.
h) Tăng thuê bao truyền hình trả tiền OTT TV từ 3 triệu lên 12 triệu người dùng.
i) Tăng doanh thu truyền hình trả tiền OTT TV từ 300 tỷ đồng lên 6000 tỷ đồng.
k) Phát triển 02 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện quốc gia.
l) Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật về phát sóng phát thanh số mặt đất.
Theo đó, trong mục tiêu Chiến lược cập nhật về lĩnh vực phát thanh, truyền hình giai đoạn 2021 - 2025 là 80% người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương
Đồng thời, 100% dân số các vùng còn lại được nghe, xem các kênh chương trình này.
Mục đích, yêu cầu của kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển phát thanh truyền hình ra sao?
Tại Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 nêu rõ mục đính, yêu cầu như sau:
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược tại Quyết định 1599/QĐ-BTTTT và Truyền thông về việc ban hành Chiến lược phát triển lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025.
- Điều chỉnh các mục tiêu chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể phù hợp với tình hình thực thi chiến lược, xu hướng năm 2023.
- Các mục tiêu, nhiệm vụ bám sát trọng tâm phát triển lĩnh vực, phù hợp với thực tế triển khai chiến lược, các nhiệm vụ thực hiện đảm bảo thống nhất, khả thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục quyết định đầu tư dự án mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý ra sao?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân mới nhất theo Nghị định 126 là mẫu nào? Tải về Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân ở đâu?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc chia công ty thế nào? Tải về mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông?
- Những bức tranh vẽ về ý tưởng trẻ thơ đẹp nhất 2024 2025? Vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ đơn giản 2024 2025?
- Viết đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta văn 8 hay nhất, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?