Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu năm 2022: Tăng mức phạt tiền của Chánh Thanh tra Cơ yếu Chính phủ từ 25.000.000 đồng lên 37.500.000 đồng?
- Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
- Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP?
- Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
- Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP?
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
Tại Điều 47 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định về thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu cụ thể như sau:
"Điều 47. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu
1. Thanh tra viên cơ yếu đang thi hành công vụ có quyền:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Cơ yếu Chính phủ, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cơ yếu có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không quá 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định này."
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu năm 2022: Tăng mức phạt tiền của Chánh Thanh tra Cơ yếu Chính phủ từ 25.000.000 đồng lên 37.500.000 đồng?
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP?
Căn cứ theo quy định tại khoản 43 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam quy định về thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu cụ thể như sau:
"Điều 47. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu
1. Thanh tra viên cơ yếu đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2b Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cơ yếu có quyền:
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 2b Nghị định này."
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
Đối với thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu thì tại Điều 49 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định cụ thể như sau:
"Điều 49. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu
1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 47, Điều 48 của Nghị định này.
2. Người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ."
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP?
Tại khoản 45 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam có sửa đổi, bổ sung Điều 49 Nghị định 120/2013/NĐ-CP về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu cụ thể như sau:
"Điều 49. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu bao gồm:
1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này.
2. Người làm công tác cơ yếu đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực cơ yếu."
Theo đó, Thanh tra viên cơ yếu đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2b Nghị định này. Đối với Chánh Thanh tra Cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cơ yếu có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 37.500.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 2b Nghị định này.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?