Thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để mua tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc về ai?
- Ai có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để mua tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân?
- Thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước mua tài sản không thuộc đối tượng là tài sản công như thế nào?
- Nguồn kinh phí bảo đảm cho quá trình đấu thầu sử dụng vốn nhà nước mua tài sản phục vụ hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân như thế nào?
Ai có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để mua tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2016/TT BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
...
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sắm tài sản công tại cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 37 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Điều 13 Nghị định số 155/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam;
Tại Điều 3 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước mua tài sản công phục vụ hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước như sau:
- Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
- Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định của pháp luật về đầu tư công được thực hiện như sau:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Tại Điều 37 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước mua tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
- Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định của pháp luật về đầu tư công được thực hiện như sau:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;
+ Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản nay.
Thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để mua tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc về ai?
Thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước mua tài sản không thuộc đối tượng là tài sản công như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2016/TT BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
...
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ
...
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ khác (không thuộc đối tượng là tài sản công) quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này áp dụng quy định như mua sắm tài sản công.”
Theo đó, thẩm quyền sử dụng vốn nhà nước mua tài sản không thuộc đối tượng là tài sản công sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 3, Điều 37 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Nguồn kinh phí bảo đảm cho quá trình đấu thầu sử dụng vốn nhà nước mua tài sản phục vụ hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân như thế nào?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 4 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí bảo đảm cho quá trình đấu thầu mua sắm tài sản như sau:
- Cơ quan, đơn vị khi tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này để chi phí cho quá trình đấu thầu, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nguồn kinh phí nêu trên không đảm bảo để chi cho quá trình đấu thầu thì cơ quan, đơn vị được phép sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình để bù đắp; trường hợp còn dư, được bổ sung vào kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Thông tư 68/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 14/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm là mẫu nào? Tải mẫu và cách viết?
- Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật?
- Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông?
- Không phải thực hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư nào? Trách nhiệm thực hiện tham vấn trong ĐTM?
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông là một trong các hình thức kinh doanh viễn thông? Có được miễn giấy phép viễn thông khi kinh doanh hàng hóa viễn thông?