TCVN 5945:2010 quy định về giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp như thế nào?
- TCVN 5945:2010 quy định về giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp như thế nào?
- Việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
TCVN 5945:2010 quy định về giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp như thế nào?
Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5945:2010 về Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải quy định vê giá trị giới hạn như sau:
- Giá trị giới hạn
+ Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải công nghiệp khi đổ vào các thủy vực không vượt quá các giá trị tương ứng quy định trong Bảng 1.
+ Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các thủy vực thường được dùng làm nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.
+ Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B thì được đổ vào các thủy vực nhận thải khác trừ các thủy vực quy định ở cột A.
+ Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể của các chất ô nhiễm được quy định trong các TCVN hiện hành hoặc do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
Xem chi tiết Bảng giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải công nghiệp tại đây.
TCVN 5945:2010 quy định về giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; nguyên tắc xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường như sau:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức xả, thải chất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật).
- Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên cơ sở lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, kết quả giám định, kiểm định, quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều 18 và Điều 19 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP) hoặc thải bụi, khí thải (Điều 20 và Điều 21 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nếu trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi trường nguy hại, các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc giá trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật thì chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi, khí thải để xử phạt; trường hợp có mức phạt bằng nhau thì thông số nguy hại là thông số để xác định hành vi vi phạm.
Các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật còn lại của cùng mẫu chất thải đó sẽ bị phạt tăng thêm từ 10% đến 50% mức phạt tiền của hành vi vi phạm đã chọn đối với mỗi thông số môi trường đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa.
Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị xử phạt đối với hành vi vi phạm theo từng điểm xả, thải đó.
- Thải lượng nước thải quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định 45/2022/NĐ-CP là tổng khối lượng nước thải xả ra môi trường tính trong một ngày (24 giờ). Trường hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng được tính theo lưu lượng nước thải tại thời điểm lấy mẫu nhân với 24 giờ. Trường hợp xả nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt (ao, hồ, hố,... trong khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, giá trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuật đó; nếu quy chuẩn kỹ thuật về chất thải không áp dụng giá trị nguồn tiếp nhận Kq mà tính theo phân vùng môi trường thì giá trị giới hạn của thông số ô nhiễm được áp dụng theo vùng môi trường bảo vệ nghiêm ngặt.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
- Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP được quy định như sau:
- Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định 45/2022/NĐ-CP là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
- Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định 45/2022/NĐ-CP là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
- Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định 45/2022/NĐ-CP là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu.
- Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm.
- Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?