TCVN 5276-90 quy định về việc tiến hành lấy mẫu thủy sản ban đầu? Việc chuẩn bị mẫu thủy sản được quy định như thế nào?
Khái niệm chung trong quy định đối với việc lấy mẫu thủy sản, chuẩn bị mẫu thủy sản được quy định như thế nào?
Tại TCVN 5276-90 Tiêu chuẩn Việt Nam về lấy mẫu, chuẩn bị mẫu quy định về khái niệm chung đối với việc lấy mẫu, chuẩn bị mẫu thủy sản:
- Lô hàng đồng nhất là một lượng sản phẩm có cùng tên gọi, cùng hạng chất lượng, cùng loại bao bì và được giao nhận một lần.
- Mẫu ban đầu, lượng sản phẩm được lấy mẫu tại một vị trí của lô hàng rời hoặc một đơn vị bao gói được chỉ định lấy mẫu.
- Mẫu chung: lượng sản phẩm có được do gộp tất cả các mẫu ban đầu được lấy trong một lô xác định.
- Mẫu trung bình: là mẫu đại diện hợp lệ được chuẩn bị từ mẫu chung dùng để đánh giá chất lượng của một lô xác định. Mẫu trung bình phải được bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản trong những điều kiện nhất định.
- Mẫu phân tích: là lượng sản phẩm được rút ra từ mẫu trung bình dùng để xác định một chỉ tiêu chất lượng nhất định.
TCVN 5276-90 quy định về việc tiến hành lấy mẫu thủy sản ban đầu ra sao?
Tại TCVN 5276-90 Tiêu chuẩn Việt Nam về lấy mẫu, chuẩn bị mẫu quy định về việc lấy mẫu ban đầu như sau:
Tiến hành lấy mẫu ban đầu, lập mẫu chung và mẫu trung bình cho các lô hàng rồi và bao gói theo sơ đồ lấy mẫu sau:
* Lấy mẫu ban đầu
- Với lô hàng bao gói
+ Lô hàng bao gói các sản phẩm dạng rời, bột, sợi….. nếu điều kiện cho phép, mẫu ban đầu được lấy ở các vị trí khác nhau trong bao (như hình vẽ).
+ Với các sản phẩm dạng lỏng, sệt, mẫu ban đầu được lấy tại một vị trí trong đơn vị bao gói sau khi đã khuấy đều.
+ Với các đơn vị bao gói nhỏ của sản phẩm dạng lỏng (lọ, chai) có thể lấy ngẫu nhiên các đơn vị bao gói làm mẫu ban đầu.
- Với lô hàng rời
Lấy các mẫu ban đầu tại 5 vị trí nằm trên đường chéo của mặt phẳng của lô (như hình vẽ).
* Lập mẫu chung: gộp tất cả các mẫu ban đầu đã lấy được để lập mẫu chung của một lô hàng xác định (như hình vẽ), nếu điều kiện của sản phẩm cho phép, cần trộn kỹ mẫu chung trước khi phân mẫu để lập mẫu trung bình.
* Lập mẫu trung bình
- Với sản phẩm dạng lỏng, sệt: trộn kỹ mẫu chung và rút ra một lượng (theo qui định của mỗi sản phẩm cụ thể) để lập mẫu trung bình.
- Với các sản phẩm dạng bột, sợi, mảnh nhỏ, có thể phân mẫu theo nguyên tắc đường chéo.
- Với các sản phẩm lớn, có thể rút gọn mẫu theo nguyên tắc “phân bổ ngẫu nhiên.
- Số lượng mẫu trung bình tùy thuộc ở mục đích lấy mẫu và được qui định trong các tiêu chuẩn về sản phẩm cụ thể (xem hình vẽ).
* Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản mẫu trung bình.
- Các mẫu trung bình phải được chứa đựng trong các bao bì lành, sạch và làm bằng các vật liệu không ảnh hưởng tới chất lượng mẫu. Tùy theo mục đích lấy mẫu và dạng sản phẩm để có các quy định phù hợp về bao bì đựng mẫu.
- Mẫu trung bình phải có nhãn với các nội dung sau:
+ Tên và địa chỉ chủ hàng
+ Tên sản phẩm và hạng chất lượng
+ Số hiệu và khối lượng lô hàng
+ Khối lượng mẫu
+ Thời gian, địa điểm và người lấy mẫu.
- Các mẫu trung bình phải được vận chuyển và bảo quản trong các phương tiện và điều kiện không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu và được tiến hành phân tích càng nhanh càng tốt.
* Biên bản lấy mẫu bao gồm tất cả các nội dung quy định trong điều 24 và cần nêu rõ phương pháp lấy mẫu đã lựa chọn, mức độ đồng nhất của lô hàng, tình trạng bao gói, bảo quản và mức độ nhiễm bẩn của lô hàng được lấy mẫu.
Khái niệm chung trong quy định đối với việc lấy mẫu, chuẩn bị mẫu thủy sản được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc chuẩn bị mẫu thủy sản được quy định như thế nào?
Tại Mục 3 TCVN 5276-90 quy định về việc chuẩn bị mẫu thủy sản như sau:
* Khi tiếp nhận mẫu trung bình, cần phải kiểm tra các yêu cầu hợp lệ của mẫu theo Mục 2.4.4 Tiêu chuẩn Thủy sản - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu TCVN 5276-90
* Nếu không có quy định khác, khối lượng mẫu trung bình được phân bố để kiểm tra chất lượng như sau:
- 40 % khối lượng mẫu trung bình để thử cảm quan
- 30% khối lượng mẫu trung bình để thử vi sinh vật
- 30% khối lượng mẫu trung bình để thử hóa học
* Chuẩn bị mẫu thử cảm quan theo TCVN 5277-90
Chuẩn bị mẫu thử vi sinh vật theo TCVN 5287-90
Chuẩn bị mẫu thử hóa học được tiến hành như sau:
- Chuẩn bị mẫu thử hóa học cho các sản phẩm đông lạnh theo TCVN 2068-86; đồ hộp theo TCVN 4409-87
- Mẫu thử hóa học của các sản phẩm thủy sản khác được chuẩn bị như sau:
+ Các sản phẩm lỏng, sệt, bột đồng nhất: trộn kỹ và chứa mẫu trong các bao bì thích hợp.
+ Các sản phẩm lỏng không đồng thể, tách phần rắn vào nghiền mịn sau đó trộn vào phần lỏng, khuấy đều và chứa mẫu trong bao bì thích hợp.
+ Các sản phẩm khác đều phải nghiền mịn cả sản phẩm (không tách xương, vây, đầu, vỏ, riêng cá tươi thì mổ bụng bỏ nội tạng). Đối với các sản phẩm lớn có thể thái nhỏ và rút gọn mẫu theo nguyên tắc đường chéo trước khi say, nghiền.
+ Mẫu thử hóa học phải được nghiền mịn hoặc đồng thể hóa (dạng lỏng, sệt) và được bảo quản trong các dụng cụ chứa thích hợp, sạch, kín, trong các điều kiện không làm ảnh hưởng tới chất lượng mẫu và không để quá 48h từ khi chuẩn bị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?