TCVN 12721-1:2020 Về thiết bị và bề mặt sân chơi? Phạm vi áp dụng TCVN 12721-1:2020 như thế nào?
Phạm vi áp dụng TCVN 12721-1:2020 Về thiết bị và bề mặt sân chơi như thế nào?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12721-1:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 1176-1:2017 Playground equipment and surfacing - Part 1: General safety requirement and test methods.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12721-1:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Theo đó, về phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn chung đối với thiết bị và bề mặt sân chơi công cộng được lắp đặt cố định. Yêu cầu an toàn bổ sung cho các thiết bị đồ chơi cụ thể được quy định trong các phần tiếp theo của bộ tiêu chuẩn này.
Mục đích của tiêu chuẩn này là đảm bảo mức độ an toàn phù hợp khi chơi trong, trên hoặc xung quanh thiết bị sân chơi, đồng thời để thúc đẩy các hoạt động và tính năng được xem là có lợi cho trẻ em.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các thiết bị sân chơi dành cho trẻ em chơi một mình hoặc chơi tập thể. Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho các thiết bị và bộ phận được lắp đặt làm thiết bị sân chơi của trẻ em mặc dù các bộ phận đó không phải là thiết bị sân chơi nhưng không bao gồm các đồ chơi được xác định trong TCVN 6238 (ISO 8124).
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sân chơi mạo hiểm ngoại trừ những thiết bị của các sân chơi này đã được thương mại hóa.
CHÚ THÍCH: Sân chơi mạo hiểm là sân chơi được rào chắn, sân chơi được gia cố an toàn và có bố trí nhân sự phù hợp với các nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi, khuyến khích sự phát triển của trẻ em và thường sử dụng thiết bị tự dựng lên.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu để bảo vệ trẻ khỏi các mối nguy hiểm mà chúng có thể không lường trước được khi sử dụng thiết bị như dự kiến hoặc theo cách có thể dự đoán hợp lý.
Việc sử dụng điện trong thiết bị chơi hoặc như một hoạt động vui chơi hoặc như lực chuyển động, không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Yêu cầu về việc sử dụng điện phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và các quy định liên quan.
Tiêu chuẩn này không bao gồm các thiết bị chơi được đặt trong nước và đặt nơi có nước có thể được xem là bề mặt giảm chấn và các rủi ro bổ sung có liên quan đến môi trường ẩm ướt.
Mức độ rủi ro phơi nhiễm với bức xạ tia cực tím quá mức không được đề cập trong tiêu chuẩn này.
TCVN 12721-1:2020 Về thiết bị và bề mặt sân chơi? Phạm vi áp dụng TCVN 12721-1:2020 như thế nào?
Yêu cầu chung về thiết kế và chế tạo thiết bị, bề mặt sân chơi ra sao?
Căn cứ khoản 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 12721-1:2020 như sau:
Thiết kế và chế tạo
4.2.1 Yêu cầu chung
Thiết bị có chức năng vui chơi chính được tăng cường bằng chuyển động thứ cấp, ví dụ: đồ chơi cưỡi, quay tròn và/hoặc xoay phải phù hợp với các yêu cầu riêng bổ sung trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này liên quan đến chức năng chơi, trừ khi thiết bị đó được nêu cụ thể chỉ trong một tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
Kích thước và mức độ khó của thiết bị cần phù hợp với nhóm người dùng dự tính. Thiết bị nên được thiết kế sao cho có thể thấy trước được các rủi ro (nguy hiểm).
CHÚ THÍCH Đối với an toàn bổ sung của thiết bị đề tiếp cận được dễ dàng, các yêu cầu riêng đã bao gồm:
- bảo vệ chống rơi:
a) lan can (4.2.4.3):
b) thanh chắn (4.2.4.4);
- bộ phận sân chơi có độ dốc (4.2.9.4):
- thiết bị sân chơi tiếp cận được dễ dàng (4.2.9.5).
Trừ khi dự định chơi với nước, tất cà các bộ phận của thiết bị sân chơi phải được thiết kế sao cho chúng không tích tụ nước, ví dụ: không gian bên dưới thiết bị nhún bật hoặc đồ chơi cưỡi, quay tròn với mặt đất.
Như vậy, việc thiết kế và chế tạo thiết bị, bề mặt sân chơi phải tuân theo các yêu cầu chung nêu trên.
Khi xác nhận sự phù hợp và báo cáo về thiết bị, bề mặt sân chơi phải tuân theo các yêu cầu chung nào?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 12721-1:2020, trừ khi có quy định khác, các yêu cầu của Điều 4 TCVN 12721-1:2020 phải được kiểm tra xác nhận bằng phép đo, kiểm tra bằng mắt hoặc thử nghiệm thực tế.
Trước khi thử nghiệm, thiết bị phải được lắp ráp theo hướng dẫn của nhà sản xuất trong điều kiện tương tự như vị trí sử dụng.
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm:
- Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 12721-1:2020;
- Chi tiết về thiết bị được thử nghiệm;
- Chi tiết về tình trạng của thiết bị bao gồm mọi vấn đề quan sát được trước khi thử nghiệm;
- Chi tiết về bất kỳ thay đổi nào về tình trạng của thiết bị quan sát được sau các thử nghiệm;
- Kết quả thử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?