TCVN 12177:2017 về lòng tin của người tiêu dùng vào ngành công nghiệp kim cương như thế nào?
Phạm vi áp dụng của TCVN 12177:2017 về lòng tin của người tiêu dùng vào ngành công nghiệp kim cương là gì?
Căn cứ tại Mục 1 TCVN 12177:2017 có nêu rõ phạm vi áp dụng của TCVN 12177:2017 như sau:
- Tiêu chuẩn TCVN 12177:2017 quy định một tập hợp các thuật ngữ nhận diện được phép sử dụng trong ngành công nghiệp kim cương và được thiết kế riêng sao cho người tiêu dùng có thể hiểu được.
- Đồng thời, cũng bao gồm các định nghĩa nhằm mục đích tạo ra sự rõ ràng minh bạch hơn cho các thương nhân và duy trì lòng tin của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp kim cương nói chung.
- Tiêu chuẩn TCVN 12177:2017 bao gồm các thuật ngữ được sử dụng trong quá trình mua và bán kim cương tự nhiên, kim cương xử lý, kim cương tổng hợp, kim cương ghép và các đá thay thế kim cương.
TCVN 12177:2017 về lòng tin của người tiêu dùng vào ngành công nghiệp kim cương như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn công khai thông tin ngành công nghệ kim cương đến với người tiêu dùng?
Tại Mục 3 TCVN 12177:2017 có nêu rõ về sự công khai thông tin ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng vào ngành công nghiệp kim cương như sau:
Sử dụng sai thuật ngữ
Việc đưa ra nhận xét, mô tả hoặc minh họa mang tính sai lệch hoặc lừa dối liên quan đến nguồn gốc, sự hình thành, khai thác hoặc trạng thái của bất kỳ một viên kim cương tự nhiên, kim cương xử lý, kim cương tổng hợp, đá thay thế kim cương hoặc kim cương ghép, không phù hợp về mọi phương diện với bất kỳ một và tất cả các điều khoản có ở đây trong quá trình bán, tiếp thị hoặc phân phối chúng như đã được xác định trong Tiêu chuẩn này là đi ngược lại các mục đích của tài liệu này.
Kim cương
Thuật ngữ “kim cương” mà không có thêm chỉ dẫn nào khác chỉ được sử dụng phù hợp với định nghĩa dưới đây:
Khoáng vật được hình thành trong tự nhiên, có thành phần chủ yếu là carbon kết tinh trong hệ tinh thể đẳng thước (lập phương), với độ cứng 10 trên thang Mohs, khối lượng riêng gần 3,52 và chỉ số khúc xạ (chiết suất) xấp xỉ 2,42.
Kim cương xử lý
Viên kim cương đã qua xử lý phải được công khai như là một viên “kim cương được xử lý” và/hoặc chỉ ra rõ ràng quá trình xử lý đặc thù và việc mô tả phải rõ ràng ngay và không mập mờ.
Thuật ngữ “kim cương được xử lý tự nhiên” hoặc “kim cương tự nhiên được xử lý” sẽ không được sử dụng bởi vì chúng có thể bị hiểu nhầm.
Bất cứ yêu cầu bảo quản đặc biệt nào mà quá trình xử lý yêu cầu cũng phải được tiết lộ công khai. Không được sử dụng từ viết tắt.
Kim cương tổng hợp
- Kim cương tổng hợp phải được công khai thông tin như sau:
+ Kim cương tổng hợp (synthetic diamond)
+ Kim cương được nuôi trong phòng thí nghiệm (laboratory-grown diamond)
+ Kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm tạo (laboratory-created diamond)
+ Sản phẩm nhân tạo về cơ bản có cùng thành phần hóa học, cấu trúc tinh thể và tính chất vật lý (kể cả tính chất quang học) như kim cương tự nhiên.
+ CHÚ THÍCH 1: Các thuật ngữ tiếng Anh “laboratory-created diamond” (kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm) hoặc “laboratory-grown diamond” (kim cương được nuôi trong phòng thí nghiệm) có thể được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ “synthetic diamond” (kim cương tổng hợp). Nơi nào việc dịch trực tiếp thuật ngữ tiếng Anh “laboratory-created diamond” (kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm) hoặc “laboratory-grown diamond” (kim cương được nuôi trong phòng thí nghiệm) không được chấp thuận thì chỉ thuật ngữ dịch “kim cương tổng hợp" được sử dụng.
+ CHÚ THÍCH 2: Không được sử dụng các từ viết tắt như “lab grown”, “lab created” “lab diamond” hoặc “syn diamond”.
+ CHÚ THÍCH 3: Từ “phòng thí nghiệm” ở đây là nói đến phương tiện sản xuất kim cương tổng hợp. Điều này không được nhầm lẫn với phòng thí nghiệm ngọc học nơi tiến hành phân tích, xác nhận, kiểm định, phân loại (phân cấp) kim cương.
- Đồng thời việc mô tả phải rõ ràng ngay và không mập mờ. Không được sử dụng từ viết tắt khi công khai thông tin về kim cương tổng hợp.
Các thuật ngữ như “tự nhiên”, “thực”, “thật”, “quý”, “nuôi cấy” và “ngọc” không được sử dụng để mô tả bất kỳ một viên kim cương tổng hợp nào.
Đối với kim cương tổng hợp, nếu chỉ ghi tên thương hiệu và tên nhà sản xuất cùng với từ kim cương là chưa đầy đủ.
Kim cương tổng hợp có thể đã qua xử lý.
Đá ghép
- Những đá ghép trong đó tất cả các phần đều là kim cương thì phải được gọi là kim cương ghép hoặc kim cương ghép đôi.
- Một viên đá ghép trong đó một số phần mà không phải tất cả là kim cương thì phải được mô tả bằng các từ “ghép đôi” (doublet - hai phần) hoặc “ghép ba” (triplet - ba phần) hoặc “đá ghép” (hai phần hoặc nhiều hơn), và những từ này phải kèm theo ngay với tên gọi chính xác của các hợp phần của sản phẩm ghép, trong đó tên các hợp phần phải được kể ra từ trên xuống và được cách nhau bằng dấu gạch chéo (/).
- VÍ DỤ: Một viên ghép đôi mà phần trên của nó là kim cương và phần dưới là kim cương tổng hợp sẽ được ghi là một “ghép đôi kim cương/kim cương tổng hợp” hoặc “kim cương/kim cương tổng hợp ghép đôi”.
Đá thay thế kim cương
Khi bất cứ một sản phẩm nhân tạo nào được sử dụng để thay thế kim cương thì phải được mô tả bằng tên chính xác (ví dụ như “thủy tinh”, “chất dẻo”, “corindon tổng hợp”, “oxit zirconi lập phương”), hoặc bằng tên gọi “đá thay thế kim cương” hoặc “giống kim cương”, và việc mô tả phải rõ ràng và không mập mờ
Đá quý có thể bị mô tả sai là kim cương
Viên đá quý khác không phải là kim cương có màu, chế tác và hình dáng bên ngoài có thể bị mô tả nhầm là kim cương thì bao giờ cũng phải chỉ ra rõ ràng theo tên gọi khoáng vật, chứ không chỉ mô tả là “đá thay thế kim cương”.
Các quá trình xử lý có thể có đối với kim cương cần được công khai bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 TCVN 12177:2017 có nêu rõ quá trình xử lý có thể có đối với kim cương cần được công khai bao gồm:
- Phủ bọc;
- Làm đầy vết nứt;
- Xử lý cao áp cao nhiệt HPHT;
- Chiếu xạ;
- Chiếu xạ và ủ mềm;
- Khoan laser;
- Sơn màu;
- Đánh vecni, và
- Bất cứ một sự kết hợp nào của các quá trình trên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?
- Thu hồi sản phẩm là gì? Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm thì chủ sản phẩm có trách nhiệm gì?
- Trong tố tụng hình sự, người bào chữa có thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án hình sự không?
- Khách du lịch nội địa có bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch không? Quyền của khách du lịch nội địa là gì?