TCVN 10537:2014 điều kiện về xe thử đáp ứng quay vòng quá độ dành cho ô tô tải hạng nặng và ô tô khách là gì?

TCVN 10537:2014 điều kiện về xe thử đáp ứng quay vòng quá độ dành cho ô tô tải hạng nặng và ô tô khách là gì?- câu hỏi của chị K.D (Hải Phòng)

Điều kiện về xe thử đáp ứng quay vòng quá độ dành cho ô tô tải hạng nặng và ô tô khách là gì?

Căn cứ tại Điều 8 TCVN 10537:2014 có nêu rõ điều kiện về xe thử đáp ứng quay vòng quá độ dành cho ô tô tải hạng nặng và ô tô khách như sau:

- Dữ liệu chung

Các dữ liệu chung thích hợp về xe thử hoặc thành phần xe phải được trình bày trong báo cáo thử phù hợp với Phụ lục A TCVN 10537:2014

- Lốp xe

+ Đối với các điều kiện thử tiêu chuẩn, phải lắp các lốp mới trên xe thử theo các điều kiện kỹ thuật của nhà sản xuất xe. Các lốp này phải có độ sâu của hoa lốp ít nhất là bằng 90 % giá trị ban đầu ở các rãnh chính trong phạm vi 0,75 chiều rộng hoa (talông) lốp (phù hợp với đặc tính kỹ thuật của các dụng cụ chỉ thị độ mòn của hoa lốp được cho trong ECE 30), phải được bảo quản phù hợp với khuyến nghị của nhà sản xuất và phải được chế tạo không quá hai năm trước khi thử. Ngày sản xuất phải được ghi trong báo cáo thử (xem Phụ lục A).

+ Nếu không có quy định khác của nhà sản xuất, các lốp phải được chạy ít nhất là 150 km trên xe thử hoặc xe tương đương mà không có sự sử dụng khốc liệt như phanh mạnh, tăng tốc, vào cua hoặc húc vào lề đường. Sau khi chạy rà, các lốp xe phải được giữ ở cùng một vị trí trên xe trong suốt quá trình thử.

+ Các lốp xe phải được bơm tới áp suất do nhà sản xuất xe quy định cho kết cấu của xe thử nghiệm. Dung sai cho chỉnh đặt áp suất bơm nguội là ± 2 %. Áp suất bơm và độ sâu của hoa lốp trước khi làm nóng lốp và sau khi hoàn thành thử nghiệm phải được ghi trong báo cáo thử (xem Phụ lục A).

+ Cũng có thể thực hiện các thử nghiệm với các lốp ở bất cứ trạng thái mòn nào cũng như với các lốp được đắp lại hoặc được làm lại rãnh. Các chi tiết phải được ghi lại trong báo cáo thử (xem Phụ lục A). Vì độ sâu của hoa lớp (talông) hoặc sự mòn không đều của hoa lốp có thể có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thử cho nên cần tính đến ảnh hưởng này khi so sánh giữa các xe hoặc giữa các lốp xe.

- Các chi tiết vận hành khác

+ Đối với các điều kiện thử tiêu chuẩn, bất cứ chi tiết vận hành nào cũng có thể ảnh hưởng đến các kết quả của thử nghiệm (ví dụ: các bộ giảm xóc, các lò xo và các chi tiết khác của hệ treo và hình học của hệ treo) phải do nhà sản xuất quy định. Bất cứ các sai lệch nào so với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất cũng phải được ghi lại trong báo cáo thử

+ Các hệ thống tạo thăng bằng của khung xe và hệ treo cabin có thể ảnh hưởng đến trạng thái đáp ứng không thích hợp nên được giữ cho không hoạt động trong quá trình thử trạng thái ổn định thử công suất vào từng nấc.

- Điều kiện chất tải của xe

+ Quy định chung

Không được vượt quá tổng khối lượng thiết kế lớn nhất (Mã: ISO- M07) và tải trọng thiết kế trên trục lớn nhất (Mã: ISO- M12), phù hợp với TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990), 4.7 và 4.12.

Tổng trọng lượng và vị trí trọng tâm (dọc, ngang và thẳng đứng) có thể ảnh hưởng đến tất cả các kết quả thử. Các momen quán tính có thể ảnh hưởng đến các kết quả thử chế độ không ổn định (chuyển tiếp). Đối với tất cả các thử nghiệm, nên báo cáo tổng khối lượng và vị trí trọng tâm theo các kích thước trong không gian ba chiều đối với mỗi thành phần xe, và đối với các thử nghiệm quay vòng quá độ, momen quán tính đảo lái cũng cần xác định. Nên ghi trong báo cáo các momen quán tính trong lắc dọc và lắc ngang, nếu có.

Mặt khác, điều kiện chất tải của xe phải được mô tả đầy đủ sao cho có thể tái hiện lại các thông số này.

Phải chú ý bảo đảm cho các khối lượng, vị trí trọng tâm và các momen quán tính của xe thử gắn với các thông số của xe trong sử dụng thông thường. Phải xác định và ghi lại các tải trọng tĩnh hợp thành của bánh xe trong báo cáo thử

+ Điều kiện chất tải nhỏ nhất

Đối với điều kiện chất tải nhỏ nhất, tổng khối lượng của xe hoặc tổ hợp xe phải gồm có khối lượng bản thân của toàn bộ xe (Mã: ISO M06) phù hợp với TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990), 4.6 cộng với khối lượng của dụng cụ đo. Trong trường hợp thành phần xe đầu tiên, khối lượng của người lái và, nếu thích hợp, phải cộng vào khối lượng của người vận hành hoặc quan trắc dụng cụ. Điều kiện chất tải nhỏ nhất là tùy chọn.

+ Điều kiện chất tải lớn nhất

Đối với các điều kiện chất tải lớn nhất, tổng khối lượng của xe hoặc tổ hợp xe được chất đầy tải phải gồm có khối lượng bản thân của toàn bộ xe cộng với tải lớn nhất được xem xét (ví dụ: giới hạn được chứng nhận hợp pháp) được phân bố sao cho không có các tải trọng lớn nhất trên trục vượt quá quy định [xem TCVN 6529 (ISO 1176)]. Nên xác lập chiều cao của trọng tâm và sự phân bố khối lượng của trọng tải có ích để phản ánh ứng dụng được xem xét. Điều kiện chất tải lớn nhất là điều kiện thử tiêu chuẩn.

+ Các điều kiện chất tải khác

Khuyến khích sử dụng các điều kiện chất tải khác biểu thị các điều kiện vận chuyển đặc biệt.

TCVN 10537:2014 Phương pháp thử đáp ứng quay vòng quá độ dành cho ô tô tải hạng nặng và ô tô khách?

TCVN 10537:2014 điều kiện về xe thử đáp ứng quay vòng quá độ dành cho ô tô tải hạng nặng và ô tô khách là gì?

Điều kiện về đường thử đáp ứng quay vòng quá độ dành cho ô tô tải hạng nặng và ô tô khách là gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 8.2 Mục 8 TCVN 10537:2014 có nêu rõ điều kiện về đường thử đáp ứng quay vòng quá độ dành cho ô tô tải hạng nặng và ô tô khách như sau:

Phải thực hiện tất cả các thử nghiệm tiêu chuẩn trên bề mặt đường được rải đồng đều, nhẵn, khô và sạch. Građien của bề mặt được rải không được vượt qua 2,5 % theo bất cứ hướng nào khi được đo trên bất cứ khoảng cách nào lớn hơn hoặc bằng vết bánh xe.

Ngoài ra, đối với các thử nghiệm có liên quan đến sự giảm chấn của các xe trong tổ hợp (đoàn xe), građien của bề mặt thử không được vượt quá 1 % dọc theo đường đi của xe khi được đo trên bất cứ quãng đường nào dài 25 m hoặc lớn hơn. Đối với mỗi thử nghiệm, phải ghi lại các điều kiện của bề mặt đường và vật liệu rải đường trong báo cáo thử.

Quy trình thử tín hiệu vào dạng xung cho ô tô tải hạng nặng và ô tô khách như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 12.1 Mục 12 TCVN 10537:2014 có nêu rõ quy trình thử tín hiệu vào dạng xung cho ô tô tải hạng nặng và ô tô khách như sau:

- Lái xe ở vận tốc thử theo một đường thẳng. Bắt đầu từ một điều kiện ở trạng thái ổn định với vận tốc đảo lái ở trong phạm vi ± 0,5 %, tác dụng một xung vào tay lái dạng sóng tam giác theo sau là 3 s đến 5 s ở vị trí trung gian của tay lái.

- Sử dụng một độ rộng xung 0,3 s đến 2,0 s. Cố gắng giảm tới mức tối thiểu sự vượt quá mức của góc tay lái và các độ chênh lệch giữa các điểm chuẩn không trước và sau khi có tín hiệu vào tay lái tới các giá trị ≤ 5 % mức tín hiệu vào đỉnh. Điểm chuẩn không (zero) là giá trị ở trạng thái ổn định trước và sau tín hiệu vào tay lái.

- Xác định biên độ của tín hiệu vào tay lái bằng cách lái xe ở trạng thái ổn định trên một vòng tròn có bán kính cho phép đưa ra gia tốc ngang lựa chọn trước ở trạng thái ổn định ở vận tốc thử yêu cầu. Mức gia tốc ngang ở trạng thái ổn định được khuyến nghị là 3 m/s2 hoặc nhỏ hơn khi cần thiết để giữ trong phạm vi trong đó xe biểu thị các đặc tính tuyến tính (xem: “Lưu ý quan trọng” trong Điều 4, và ISO/TR 8726). Cũng có thể tùy ý sử dụng các mức gia tốc ngang cao hơn với điều kiện là xe vẫn duy trì trong phạm vi tuyến tính (theo đường thẳng).

- Thực hiện ít nhất là bảy lần chạy thử.

Phương tiện giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Danh mục phương tiện giao thông đường bộ có khả năng gây mất an toàn phải chứng nhận trước thông quan
Pháp luật
Thẻ đầu cuối là gì? Mỗi phương tiện giao thông đường bộ được gắn bao nhiêu thẻ đầu cuối theo quy định?
Pháp luật
Chủ phương tiện giao thông đường bộ là ai? Chủ phương tiện giao thông đường bộ có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Việc dừng phương tiện giao thông phải đảm bảo các yêu cầu gì? Thanh tra giao thông gặp xe không chở hàng có được dừng phương tiện kiểm tra hay không?
Pháp luật
Vừa điều khiển xe máy vừa xem google map trên giá đỡ điện thoại gắn trên xe máy có bị phạt không?
Pháp luật
Để tránh sập cầu khi tham gia giao thông đường bộ thì phải tuân thủ quy định gì về tải trọng? Xe quá tải trọng lưu hành trên đường bộ?
Pháp luật
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?
Pháp luật
Để thử đo tính năng chạy trên đường của xe ô tô điện thì chiều dài đường thẳng của vùng đo là bao nhiêu m?
Pháp luật
Xe ô tô con là gì? Giới hạn tiêu thụ nhiên liệu và hiệu quả sử dụng nhiên liệu đối với xe ô tô con được quy định thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6579:2010 về phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng quốc tế nhà sản xuất được quy định thế nào?
Pháp luật
TCVN 6920:2001 về phương tiện giao thông đường bộ, bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp bị va chạm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện giao thông đường bộ
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
615 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào