TCVN 10380:2014 quy định yêu cầu về đường giao thông nông thôn? Khi thiết kế đường giao thông nông thôn phải thỏa mãn các yêu cầu nào?
TCVN 10380:2014 quy định những gì về đường giao thông nông thôn?
Căn cứ tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 Đường giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế có nội dung chính như sau:
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định các yêu cầu chung về thiết kế xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường giao thông nông thôn.
- Quy định các thông số kỹ thuật của đường khi thiết kế
- Quy định các công trình trên đường
TCVN 10380:2014 quy định yêu cầu về đường giao thông nông thôn? Khi thiết kế đường giao thông nông thôn phải thỏa mãn các yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Khi thiết kế đường giao thông nông thôn phải thỏa mãn các yêu cầu nào?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định cụ thể:
4. Quy định chung
4.1. Yêu cầu chung khi thiết kế đường GTNT không chỉ tuân theo đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn này mà phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của địa phương;
Phải xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng được tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này;
Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến.
4.2. Hệ thống đường GTNT được phân thành 4 cấp kỹ thuật A, B, C và D. Cấp A, B và C áp dụng đối với đường có ô tô chạy qua. Lựa chọn cấp hạng kỹ thuật tuyến đường tùy thuộc vào lưu lượng xe thiết kế (Nn), xem Bảng 4. Cấp D áp dụng đối với đường không có ô tô chạy qua.
4.3. Ngoài 4 cấp kỹ thuật như được quy định trong tiêu chuẩn này, chủ đầu tư có thể lựa chọn đường cấp VI, cấp V hoặc cấp IV trong TCVN 4054:2005 áp dụng cho những khu vực kinh tế phát triển hoặc có khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn (khu sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương). Căn cứ để lựa chọn áp dụng các cấp kỹ thuật trong TCVN 4054:2005 cho đường GTNT dựa trên hai thông số cơ bản, đó là:
- Lưu lượng xe thiết kế (Nn) ≥ 200 xqđ/nđ (xác định theo Điều 4.8);
- Xe có tải trọng trục từ lớn hơn 6000 Kg đến 10000 Kg chiếm trên 10 % tổng số xe lưu thông trên tuyến (Tham khảo Phụ lục C).
4.4. Đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hóa hoặc nằm trong quy hoạch đô thị hóa, cần phải lựa chọn loại đường phố nội bộ (4-a) theo "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế " thay thế cho Tiêu chuẩn này.
Theo đó, yêu cầu chung khi thiết kế đường giao thông nông thôn bao gồm các quy định trong tiêu chuẩn này và các quy định sau:
- Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của địa phương;
- Phải xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng được tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này;
- Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến.
Hệ thống đường GTNT được phân thành 4 cấp kỹ thuật A, B, C và D. Cấp A, B và C áp dụng đối với đường có ô tô chạy qua. Lựa chọn cấp hạng kỹ thuật tuyến đường tùy thuộc vào lưu lượng xe thiết kế (Nn), xem Bảng 4. Cấp D áp dụng đối với đường không có ô tô chạy qua.
Ngoài 4 cấp kỹ thuật như được quy định trong tiêu chuẩn này, chủ đầu tư có thể lựa chọn đường cấp VI, cấp V hoặc cấp IV trong TCVN 4054:2005 áp dụng cho những khu vực kinh tế phát triển hoặc có khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn (khu sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương). Căn cứ để lựa chọn áp dụng các cấp kỹ thuật trong TCVN 4054:2005 cho đường GTNT dựa trên hai thông số cơ bản, đó là:
- Lưu lượng xe thiết kế (Nn) ≥ 200 xqđ/nđ (xác định theo Điều 4.8);
- Xe có tải trọng trục từ lớn hơn 6000 Kg đến 10000 Kg chiếm trên 10 % tổng số xe lưu thông trên tuyến (Tham khảo Phụ lục C).
Đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hóa hoặc nằm trong quy hoạch đô thị hóa, cần phải lựa chọn loại đường phố nội bộ (4-a) theo "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế " thay thế cho Tiêu chuẩn này.
Yêu cầu chung về thông số kỹ thuật khi thiết kế tuyến đường và các công trình trên đường giao thông nông thôn ra sao?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định về yêu cầu cơ bản khi thiết kế tuyến đường như sau:
- Các tuyến đường sử dụng hợp lý địa hình, vận dụng chính xác các tiêu chuẩn mặt cắt ngang, bình đồ và mặt cắt dọc để tiến hành thiết kế, khi điều kiện cho phép nên cố gắng sử dụng chỉ tiêu kỹ thuật cao.
- Tuyến đường thiết kế cần duy trì cân bằng sinh thái, chú ý đến bảo vệ môi trường, chú ý phối hợp giữa các môi trường địa phương và cảnh quan, hạn chế giải phóng mặt bằng nhà ở và đất nông nghiệp, không xâm phạm phạm vi di tích lịch sử và gây thiệt hại đến hiện vật lịch sử của địa phương theo quy định hiện hành.
- Khi qua các thị trấn và các khu định cư đông đúc, tuyến đường nên đi ven mà không cắt qua, tạo thuận tiện cho dân nhưng tránh ùn tắc và tai nạn giao thông.
Theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014, quy định công trình trên phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Tần suất tính toán thủy văn đối với cao độ nền đường và các công trình thoát nước nhỏ (không bao gồm các loại cầu) trên đường tương ứng với các cấp kỹ thuật đường GTNT được quy định như sau: Cấp A và Cấp B: 10% (trường hợp khó khăn về kỹ thuật hoặc phát sinh khối lượng lớn thì cho phép hạ tiêu chuẩn về tần suất tính toán nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt); Cấp C, cấp D: không quy định.
- Tải trọng tính toán đối với các công trình thoát nước nhỏ (cống ngang đường) quy định như sau: Cấp A: tải trọng trục xe tính toán lấy 6000 Kg/trục; Cấp B và cấp C: tải trong tính toán 2500 Kg/ trục. Khi kiểm toán sức chịu tải và ổn định của cống quy đổi tải trọng tính toán về lớp đất tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?