Tập trung trấn áp tội phạm tín dụng đen để đảm bảo an ninh, trật tự trong thời gian tới? Giải pháp phòng chống tội phạm tín dụng đen?

Cho hỏi Bộ Công an sẽ tập trung trấn áp tội phạm tín dụng đen trong thời gian tới đúng không? Giải pháp nào để phòng chống tội phạm tín dụng đen? Câu hỏi của bạn Ý đến từ Hà Nội.

Bộ Công an phải tập trung trấn áp tội phạm tín dụng đen để đảm bảo an ninh, trật tự trong thời gian tới?

Căn cứ vào Mục 1 Nghị quyết 121/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đã có những đề nghị đến Bộ Công an tập trung thực hiện một số nội dung như sau:

- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước; tập trung trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm có tổ chức, “tín dụng đen”, đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao...; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; triển khai đồng bộ, toàn diện công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là tại các địa bàn, khu vực trọng điểm.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công an tập trung trấn áp tội phạm tín dụng đen để đảm bảo an ninh, trật tự cho xã hội. Ngoài ra, Bộ Công an cũng phải tập trung trấn áp những loại tội phạm như vận chuyển ma túy, sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng phải đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án liên quan đến vấn đề tham nhũng, tiêu cực và triển khai đồng bộ, toàn diện công tác phòng cháy chữa cháy.

Tập trung trấn áp tội phạm tín dụng đen để đảm bảo an ninh, trật tự trong thời gian tới? Giải pháp phòng chống tội phạm tín dụng đen?

Tập trung trấn áp tội phạm tín dụng đen để đảm bảo an ninh, trật tự trong thời gian tới? Giải pháp phòng chống tội phạm tín dụng đen?

Những chỉ đạo phòng chống tội phạm tín dụng đen sử dụng công nghệ cao?

Căn cứ vào Công văn 2163/BTTTT-VP năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nội dung hướng dẫn như sau:

Trong thời gian qua, hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” với nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, đặc biệt thủ đoạn cho vay tiền thông qua ứng dụng (app) hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook) để mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh, thiếu niên... vay tiền đang có diễn biến phức tạp.
Đối với loại tội phạm này, Bộ Công an và các bộ, ngành chức năng đã và đang đẩy mạnh các hoạt động điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng tham gia đường dây, có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” hoặc các đối tượng tham gia giới thiệu, tuyên truyền cho tín dụng đen. Hoạt động tín dụng đen trên mạng được triển khai tinh vi, gắn với hoạt động đòi nợ thuê trong đời sống thực, vi phạm luật hình sự nên cần được cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh để răn đe.
Dưới góc độ quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả hoạt động “tín dụng đen” trên môi trường mạng, cụ thể như sau:
- Chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí:
+ Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tội phạm nói chung và cho vay tài chính “tín dụng đen” nói riêng.
+ Đề xuất xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong công tác truyền thông phòng, chống tội phạm về tài chính và hoạt động “tín dụng đen”.
- Chỉ đạo, xử lý thông tin trên mạng:
+ Bộ đã chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước tăng cường rà soát, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng để ngăn chặn hoạt động vi phạm.
+ Yêu cầu mạng xã hội xuyên biên giới gỡ bỏ các đường link lừa đảo liên quan đến hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”
+ Nghiên cứu áp dụng các công cụ kỹ thuật để rà quét thông tin trên mạng về nội dung “tín dụng đen”, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý thông tin.
- Hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm về công tác thanh tra với các Sở Thông tin và Truyền thông để triển khai đồng bộ và tập trung nguồn lực, chủ động phát hiện, xử lý sớm các vi phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nói chung và “tín dụng đen” trên môi trường mạng nói riêng.
- Phối hợp chặt chẽ và cung cấp thông tin cho các bộ, ban, ngành liên quan như: Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi phạm tội trên không gian mạng và trên phạm vi toàn quốc.
Kết quả cụ thể: Trong 5 tháng đầu năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản và áp dụng các hệ thống kỹ thuật riêng để chỉ đạo, điều phối các nhà mạng viễn thông để ngăn chặn, xử lý hơn 15 Website giả mạo các Công ty tài chính chính thông như: Homecredit, LOTTE Finance... để thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến.
Trong công tác phối hợp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành xác minh và cung cấp các thông tin cho cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an và các cơ quan liên quan hơn 40 sự vụ liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” thông qua ứng dụng (app) hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook) để mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, lao động thu nhập thấp công nhân thanh thiếu niên... vay tiền.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện những giải pháp phòng chống tội phạm tín dụng đen sử dụng công nghệ cao như chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí; chỉ đạo, xử lý thông tin trên mạng.

Tội phạm tín dụng đen sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 một số cụm từ được thay thế bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tội phạm tín dụng đen nếu như cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất theo pháp luật về dân sự thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc có thu lợi bất chính trên 100 triệu đồng thì sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Tội phạm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tội phạm nào chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại theo pháp luật về tố tụng hình sự?
Pháp luật
Người bị kết án với lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì tổng hợp hình phạt như thế nào?
Pháp luật
Một số tình tiết là dấu hiệu định tội theo Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 347, Điều 348, Điều 349, Điều 350 của Bộ luật Hình sự?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm mới nhất? Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có trách nhiệm giải quyết nguồn tin về tội phạm không?
Pháp luật
Thế nào là tội phạm rất nghiêm trọng? Người bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng có bị tịch thu tài sản?
Pháp luật
Người bị khởi tố thì có được xem là tội phạm hay chưa? Khi nào người bị khởi tố được xem là tội phạm?
Pháp luật
Mẫu quyết định thay đổi cấp phó giải quyết nguồn tin về tội phạm dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự mới nhất?
Pháp luật
Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội thì tội phạm được chia làm mấy loại? Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp nào?
Pháp luật
Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào? Người che giấu tội phạm đối với tội này sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Tội phạm hình sự có bao gồm những hành vi mang tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể do con người gây ra hay không?
Pháp luật
Trách nhiệm triển khai đảm bảo an toàn trật tự, trấn áp các loại tội phạm dịp cuối năm 2022 của Bộ Công an do Chính phủ đề ra như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội phạm
1,260 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào