Tăng mức lương cơ sở có làm tăng mức hưởng các loại trợ cấp, phụ cấp không? Áp dụng 05 bảng lương mới nếu cải cách tiền lương?
Chính phủ đang trình Quốc hội tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng?
Vào ngày 9/10/2022, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.
Mới nhất, vào chiều 17/10/2022 về vấn đề tăng lương cơ sở và cải cách tiền lương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai nêu rõ, Ban Chấp hàng Trung ương đã có ý kiến về việc này.
Theo đó, Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 20,8%.
Đồng thời, tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%; hỗ trợ theo với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng chi ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.
Ngoài ra, đáng chú ý là hai mốc thời gian được đề xuất thực hiện thay đổi này là việc điều chỉnh tăng lương dự kiến thực hiện từ 1/7/2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1/1/2023.
Tăng mức lương cơ sở có làm tăng mức hưởng các loại trợ cấp, phụ cấp không? Áp dụng 05 bảng lương mới nếu cải cách tiền lương?(Hình từ Internet)
Tăng mức lương cơ sở có làm tăng mức hưởng các loại trợ cấp, phụ cấp không?
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP, các khoản phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp khu vực... được tính dựa trên mức lương cơ sở.
Như vậy, mức lương cơ sở tăng tác động đến các loại phụ cấp này cũng tăng.
Ngoài ra, mức lương cơ sở tăng tác động tác động tăng mức hưởng các loại trợ cấp, phụ cấp khác của người lao động như: Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau; Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản; Tăng mức trợ cấp mai táng; Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng;... căn cứ các quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Vẫn chưa xác định thời gian thực hiện cải cách tiền lương có đúng không?
Căn cứ theo quan điểm chỉ đạo và mục tiêu của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã xác định lộ trình cải cách tiền lương. Tuy nhiên, 2 năm qua nước ta chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề của đại dịch COVID-19. Nhằm chia sẻ với Đảng, Nhà nước nên việc tăng lương được lùi lại, dành nguồn lực này cho công tác phòng chống dịch để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Về vấn đề cải cách tiền lương, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng đến nay, kinh tế đã có sự phục hồi, tăng trưởng cũng có dấu hiệu khả quan nên chúng ta tính tăng lương cơ sở trước, sau đó sẽ có lộ trình thực hiện cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào ngân sách, nguồn lực quốc gia.
Như vậy, hiện nay vẫn chưa thể xác định thời điểm cải cách tiền lương. Mà việc tăng lương cơ sở sẽ được ưu tiên thực hiện trước và cải cách tiền lương được thực hiện sau.
Sẽ áp dụng 05 bảng lương mới nếu cải cách tiền lương?
Căn cứ tiểu muc 3.1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 xác định nội dung cải cách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng,
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương, sẽ có 5 bảng lương mới, bao gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương;
Không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
- Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?