Tăng lương cơ sở trong năm 2023 thì mức đóng thuế TNCN của cán bộ, công chức, viên chức có tăng theo không?
Quy định tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng là quy định nào?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì lương cơ sở là căn cứ để tính các khoản tiền sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
Về mức lương, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay được áp dụng trên phạm vi cả nước là 1.490.000 đồng/tháng.
Theo đó, trên tinh thần cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp, ngày 11/11/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 69/2022/QH về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, quy định về các chính sách tiền lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho người có công,...
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH, từ ngày 01/07/2023 sẽ chính thức thực hiện tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng.
Việc dự toán chi cải cách tiền lương, lương hưu, điều chỉnh một số chế độ trợ cấp, phụ cấp và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở được xác định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị quyết 69/2022/QH là 12.500 tỷ đồng.
Tăng lương cơ sở trong năm 2023 thì mức đóng thuế TNCN của cán bộ, công chức, viên chức có tăng theo không? (Hình từ Internet)
Tăng lương cơ sở ảnh hưởng thế nào đến lương của cán bộ, công chức, viên chức?
Tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP có đề cập về lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
Dẫn chiếu đến Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì đối tượng được tính lương dựa trên lương cơ sở bao gồm:
- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện, xã;
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ, công chức, viên chức là các đối tượng được xét lương trực tiếp dựa trên mức lương cơ sở.
Do đó, khi lương cơ sở tăng lên mức 1.800.000 đồng/tháng thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo.
Tăng lương cơ sở trong năm 2023 thì mức đóng thuế thu nhập cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức có tăng theo không?
Theo nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, công thức tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Khoản giảm trừ
Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm:
- Các khoản giảm trừ gia cảnh;
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Kết hợp với phân tích ở phần trên, thì khi lương cơ sở tăng, lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng. Dẫn đến thu nhập chịu thuế tăng lên.
Xét trường hợp các khoản giảm trừ không thay đổi thì mức thu nhập tính thuế của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng lên. Do đó, mức đóng thuế thu nhập cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng.
Theo đó, mức thuế suất và công thức tính thuế dựa trên thu nhập chịu thuế từ năm 2023 của cán bộ, công chức, viên chức được tính theo Phụ lục 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TTBTC như sau:
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp (Cách 1) | Tính số thuế phải nộp (Cách 2) |
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10 trđ | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT - 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT - 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT - 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT - 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT - 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT - 9,85 trđ |
Như vậy, khi tăng lương cơ sở trong năm 2023 thì mức đóng thuế thu nhập cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng theo.
Mức đóng thuế dựa trên tiền lương từ năm 2023 đối với cán bộ, công chức, viên chức được tính theo bảng nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?