Tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 cần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nào?
- Để tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 cần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nào?
- Những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2019?
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông còn tồn tại những hạn chế nào?
Để tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 cần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nào?
Căn cứ Mục I Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 một số nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ ban hành để thực hiện Nghị quyết như sau:
- Nhiệm vụ thứ nhất:
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
+ Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
- Nhiệm vụ thứ hai:
+ Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn.
+ Lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải.
+ Quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện quy hoạch, bảo đảm việc xây dựng mới hoặc chỉnh trang các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
- Nhiệm vụ thứ ba:
+ Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm;
+ Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý;
+ Bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông;
+ Xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt;
+ Ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa;
+ Bảo vệ an toàn tĩnh không đường tiếp cận và khu bay các cảng hàng không.
- Nhiệm vụ thứ tư:
Nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.
- Nhiệm vụ thứ năm: Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh gắn với hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong các đô thị lớn.
- Nhiệm vụ thứ sáu:
+Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả;
+ Đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ thứ bảy:
+ Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin;
+ Xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành giao thông vận tải, công an, y tế, bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Nhiệm vụ thứ tám:
+ Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông;
+ Tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.
Tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 cần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nào? (Hình từ Internet)
Những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2019?
Căn cứ Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022, Chính phủ nêu rõ những kết quả được việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP năm 2019 như sau:
Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 (sau đây gọi là Nghị quyết số 12/NQ-CP)
- Thứ nhất: Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tai nạn giao thông hàng năm tiếp tục giảm ở cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương, trong đó:
+ Năm 2019 số người chết do tai nạn giao thông là 7.624 người,
+ Năm 2020 đã giảm xuống còn 6.700 người
+ Năm 2021 số người chết do tai nạn giao thông là 5.799 người;
- Thứ hai: Ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính cũng như tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước được kiềm chế trong điều kiện nhu cầu giao thông, số lượng phương tiện tiếp tục gia tăng nhanh, vượt xa tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng và năng lực vận tải công cộng.
Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông còn tồn tại những hạn chế nào?
Tại Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022, Chính phủ chỉ rõ những hạn chế trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông như sau:
Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP cho thấy vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông:
- Thứ nhất: Tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, số người thương vong do tai nạn giao thông gây ra còn ở mức cao;
- Thứ hai: Ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, đầu mối giao thông trọng điểm, các đô thị loại 1, đặc biệt là trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tuy đã được kiềm chế nhưng chưa bền vững, vẫn có xu hướng lan rộng cả không gian và thời gian;
- Thứ ba: Ô nhiễm môi trường từ hoạt động của phương tiện giao thông cơ giới tiếp tục gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của nhân dân, tác động không tốt đến môi trường du lịch.
Xem chi tiết nội dung tại Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?
- Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 2 âm lịch là thứ mấy 2025? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 mấy ngày?