Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không như thế nào?
Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không hiện nay như thế nào?
Tại Công văn 7124/BYT-TTrB năm 2022 của Bộ Y tế có đề cập đến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không hiện nay như sau:
- Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không hiện nay đang diễn biến rất phứt tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi gây ra những tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh, dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước.
- Những mặt hàng thường thấy khi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không hiện nay là rượu, thuốc lá điếu, xì gà, điện thoại, vàng, ngoại tệ, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vũ khí, chất nổ, động vật hoang dã, chất ma túy.
- Những tuyến hàng không trọng điểm xảy ra tình trạng buôn lậu là các tuyến hàng không giữa Việt Nam với các nước châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, Singapore, Malaysia,...
Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không như thế nào?
Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không như thế nào?
Tại Công văn 7124/BYT-TTrB năm 2022 của Bộ Y tế đã có hướng dẫn biện pháp tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không như sau:
- Chủ động rà soát, kiểm tra, đánh giá hoạt động cấp phép, quản lý chuyển ngành và chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế; phát hiện những bất cập trong văn bản pháp luật để hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng tránh tạo lỗ hổng pháp lý, đảm bảo ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng; thuốc tân dược, y học cổ truyền...Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm, yêu cầu xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Nếu phát hiện có dấu hiệu của tội phạm hình sự, đề nghị chuyển ngay hồ sơ vụ việc vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
- Tăng cường việc trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan giữa ngành y tế với các lực lượng chức năng trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hoá qua cảng hàng không quốc tế.
- Phối hợp với cơ quan truyền thông, tăng cường phổ biến pháp luật về chế độ, chính sách đổi với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế; nâng cao nhận thức và khuyến khích người dẫn tham gia tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế. Công khai danh sách các tổ chức, cả nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân biết.
- Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, bảo kê, bao che, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.
Buôn lậu hàng hóa có phải đi tù hay không?
Căn cứ vào Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 một số quy định được sửa đổi bởi điểm a , điểm b khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
...
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Theo đó, tội buôn lậu hàng hóa sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?