Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao?

Tôi có thắc mắc như sau: Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao? Mong được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn. Câu hỏi của bác N (Ninh Bình).

Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới được thực hiện như thế nào?

Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới được thực hiện được quy định tại Điều 10 Nghị định 01/2015/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
...
2. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp bảo đảm từng lĩnh vực chỉ có một cơ quan quản lý nhà nước chủ trì thực hiện, tránh sơ hở, chồng chéo, đồng thời không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước khác.
...

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, hiệp đồng hỗ trợ lẫn nhau theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan.

Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao?

Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao? (Hình từ internet)

Hoạt động phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì ngoài trao đổi, cung cấp thông tin thì còn những nội dung nào?

Hoạt động phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giời thì ngoài trao đổi, cung cấp thông tin thì còn những nội dung được quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 12/2018/NĐ-CP như sau:

Nội dung phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Trao đổi, cung cấp thông tin.
2. Tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải.
3. Ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm.
4. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.
5. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hoạt động phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giời thì ngoài trao đổi, cung cấp thông tin thì còn những nội dung như sau:

- Tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải.

- Ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm.

- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.

- Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật.

Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao?

Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm được quy định tại Điều 12 Nghị định 01/2015/NĐ-CP như sau:

Trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp
1. Khi cơ quan hải quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của Luật Hải quan:
a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm: Bố trí lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất, áp dụng các biện pháp để ngăn chặn, bắt giữ, điều tra, xử lý; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan phối hợp theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó và hỗ trợ các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ được phân công;
b) Các cơ quan phối hợp có trách nhiệm: Thực hiện đúng yêu cầu phối hợp của cơ quan hải quan; tổ chức và điều động lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ khi cơ quan hải quan yêu cầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp.
...

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm:

- Thực hiện đúng yêu cầu phối hợp của cơ quan hải quan;

- Tổ chức và điều động lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ khi cơ quan hải quan yêu cầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp.

Cơ quan nào có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan hải quan việc bố trí kho bãi tạm giữ hàng hóa vi phạm trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới?

Cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan hải quan việc bố trí kho bãi tạm giữ hàng hóa vi phạm trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới Điều 16 Nghị định 01/2015/NĐ-CP như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước hữu quan tại địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn.
3. Hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc bố trí kho hàng, kho bãi tạm giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm; tạo điều kiện trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để cơ quan hải quan nâng cao năng lực kiểm soát việc thực thi pháp luật, xây dựng ngành hải quan từng bước chính quy, hiện đại.
4. Đề xuất và kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan hải quan việc bố trí kho bãi tạm giữ hàng hóa vi phạm trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phòng chống buôn lậu
Tội buôn lậu
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao?
Pháp luật
Tội buôn lậu được hiểu thế nào theo quy định của pháp luật? Hành vi vận chuyển hàng giả thì phạm tội buôn lậu hay buôn bán hàng giả?
Pháp luật
Người phạm tội buôn lậu sau khi bị bắt thì phát hiện ra hoạt động có tổ chức thì có tăng hình phạt lên hay không?
Pháp luật
Xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào? Cá nhân vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới có bị phạt tù không?
Pháp luật
Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không như thế nào?
Pháp luật
Trong dịp cận Tết Nguyên đán, cá nhân có hành vi buôn lậu pháo nổ thì sẽ có mức phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Người buôn lậu xăng dầu thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
Pháp luật
Với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được thì dựa vào đâu làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo?
Pháp luật
Căn cứ khám xét người buôn lậu được quy định như thế nào? Thẩm quyền ra lệnh khám xét người buôn lậu được quy định ra sao?
Pháp luật
Bán quần áo nhập về từ taobao, shopee có bị coi là hàng nhập lậu hay không? Bán quần áo nhập lậu bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống buôn lậu
202 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống buôn lậu Tội buôn lậu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào