Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh có gần 400 tên đường cần đổi? Khi nào thì tên đường phải được thay đổi?
Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh có gần 400 tên đường cần đổi?
Mới đây, tại hội thảo "Xây dựng WebGIS phục vụ quản lý và công bố thông tin, hỗ trợ công tác quy hoạch, đặt đổi tên đường, công trình công cộng tại TPHCM"
Các chuyên gia chỉ ra thực trạng khoảng 400 tên đường tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần thay đổi.
Trong số đó, 311 tuyến đường đang dùng chung 132 tên. Ví dụ tên đường lặp lại tại nhiều địa phương như đường Quang Trung (Gò Vấp, huyện Hóc Môn, TP Thủ Đức), đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, quận 5, quận Bình Thạnh), đường Lê Lợi (quận 1, quận 5, Thủ Đức), đường Lê Lai (quận 1, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, huyện Hóc Môn)...
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang có 38 tên đường đặt không chính xác - sai tên nhân vật, địa danh lịch sử. Bên cạnh đó, địa bàn thành phố còn 21 tên đường không có ý nghĩa về lịch sử văn hóa bởi ban đầu chưa có tên nên người dân tự đặt cho tiện liên lạc, trao đổi thông tin và dần dần thành quen, ví dụ như đường Bùi Hữu Diện Lô 1, Hoàng Diệu 2.
Về nguyên nhân, do Thành phố Hồ Chí Minh gồm 3 đơn vị hành chính khác nhau trước đây là Sài Gòn, Chợ Lớn và tỉnh Gia Định. Ngoài ra còn do tốc độ đô thị hóa nhanh tại Thành phố Hồ Chí Minh làm xuất hiện nhiều dự án, tên đường phố liên tục. Nhiều tên đường sai còn do nhầm lẫm, thói quen, đặt tự phát của người dân.
Tuy nhiên, do việc thay đổi tên đường sẽ dẫn đến xáo trộn trong việc xác nhận, chuyển nhượng… nên các chuyên gia cho rằng hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh nên ưu tiên đổi tên 38 tên đường không chính xác, làm người dân không biết đúng tên các nhân vật lịch sử hoặc địa danh.
Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh có gần 400 tên đường cần đổi? Khi nào thì tên đường phải được thay đổi? (Hình từ Internet)
Pháp luật quy định khi nào thì tên đường được phép thay đổi?
Căn cứ Điều 5 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP có quy định:
Không đổi tên đường, phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hoá của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Trường hợp đường, phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.
Như vậy, đối với đường đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên.
Thẩm quyền đổi tên đường do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ Điều 16 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP có quy định:
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền quyết định đổi tên đường.
Bên cạnh đó thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ như sau:
- Thành lập Hội đồng tư vấn về đổi tên đường để giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nghiên cứu xác lập ngân hàng tên; lên danh mục tên các đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên; lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn (Hội Khoa học lịch sử, Hội Văn học nghệ thuật ...), các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các nhà khoa học.
Ngoài ra, cũng cần công bố công khai dự kiến đổi tên đường để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp thường kỳ hàng năm.
- Ngoài ra, đổi tên đường đối với đô thị loại đặc biệt phải lấy ý kiến Bộ Văn hoá - Thông tin trước khi trình Hội đồng nhân dân xem xét ra Nghị quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm là gì? Người sản xuất có nghĩa vụ thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
- 6 Đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa? Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
- Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng là gì? Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng?
- 04 Mẫu hợp đồng mượn tiền không lãi suất mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu hợp đồng mượn tiền file word ở đâu?
- Cơ quan quản lý thuế được mua thông tin, tài liệu của đơn vị cung cấp ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế?