Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính hết hao mòn sẽ được xử lý như thế nào?
Chế độ quản lý, tính hao mòn tại Thông tư 35/2022/TT-BTC không áp dụng với các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định phạm vi điều chỉnh của Thông tư như sau:
- Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định (sau đây gọi là tài sản hạ tầng giao thông đường bộ) do Nhà nước đầu tư, quản lý để thực hiện kế toán tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định pháp luật.
- Chế độ quản lý, tính hao mòn quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp:
+ Xác định tuổi thọ tài sản hạ tầng giao thông đường bộ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo, bảo trì tài sản hạ tầng giao thông đường bộ;
+ Xác định giá trị tài sản hạ tầng giao thông đường bộ để tham gia trong dự án đối tác công tư;
+ Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Cơ quan nào được giao quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ gồm:
- Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ gồm: Bộ Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
- Cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản), gồm:
+ Cơ quan được giao quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường bộ;
+ Cơ quan được giao quản lý tài sản ở địa phương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường bộ; Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Các đối tượng khác liên quan đến quản lý, tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ.
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính hết hao mòn sẽ được xử lý như thế nào?
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính hết hao mòn sẽ được xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định về quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
- Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3 Thông tư này phải được lập hồ sơ tài sản để quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
- Kế toán tài sản hạ tầng giao thông đường bộ phải phản ánh, ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại và hao mòn lũy kế của tài sản.
- Cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm:
+ Lập thẻ tài sản, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được giao quản lý theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành;
+ Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có);
+ Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
- Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính hết hao mòn theo quy định thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này cho đến khi được xử lý theo quy định.
- Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng tiếp tục sử dụng được thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và không phải tính hao mòn.
Trường hợp tài sản hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng sau đó thuộc trường hợp phải thay đổi nguyên giá theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này thì phải tính hao mòn cho thời gian sử dụng còn lại (nếu có) sau khi thay đổi nguyên giá. .
- Trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi và tính hao mòn tài sản theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn cho thuê quyền khai thác.
- Trường hợp chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thì trong thời gian chuyển nhượng, cơ quan được giao quản lý tài sản (bên chuyển nhượng) có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng theo quy định; không thực hiện tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này.
Khi hết thời hạn chuyển nhượng, cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp nhận lại tài sản theo Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ và quy định của pháp luật, thực hiện xác định lại nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản để thực hiện quản lý, sử dụng, tính hao mòn theo quy định tại Nghị định số 33/2019/NĐ-CP và Thông tư này.
Thông tư 35/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 30/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?