Tải mẫu phiếu dự giờ năm học 2024 2025 các cấp cho giáo viên? Cách ghi phiếu dự giờ tiểu học, THCS, THPT?
Tải mẫu phiếu dự giờ năm học 2024 2025 các cấp cho giáo viên? Cách ghi phiếu dự giờ tiểu học, THCS, THPT?
Tải mẫu phiếu dự giờ năm học 2024 2025 các cấp cho giáo viên:
Tải mẫu phiếu dự giờ năm học 2024 2025 các cấp cho giáo viên dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu 1
TẢI VỀ Mẫu 2
TẢI VỀ Mẫu 3
Cách ghi phiếu dự giờ tiểu học, THCS, THPT như sau: Nội dung cần có của phiếu dự giờ: + Quốc hiệu, tiêu ngữ. + Tên trường, lớp dự giờ, ngày tháng năm dự giờ. + Tên biên bản cụ thể là phiếu dự giờ đánh giá tiết dạy. + Dự giờ môn nào. + Thông tin về người dạy, người dự giờ. + Tiến trình hoạt động dạy và học. + Đánh giá, chấm điểm, nhận xét. + Xếp loại đối với tiết học. + Ký và ghi rõ họ tên người dạy, người dự giờ Hướng dẫn ghi, đánh giá: + Ghi chép để góp ý và chia sẻ là kỹ thuật, phương pháp giảng dạy, cách bố trí thời gian, cách hướng dẫn, cách biểu hiện thái độ người dạy, hoạt động trò chơi, tương tác giữa giáo viên và học sinh,… chứ không phải riêng phần nội dung bài dạy. + Người dự giờ không nên ghi hết nội dung toàn bài vì nội dung bài dạy đa số đều có trong sách giáo khoa. Trong trường hợp người dạy có đưa thêm nội dung mới thì người dự chỉ cần ghi một phần nào đó để minh họa thôi. + Nếu người dự chỉ tập trung ghi phần nội dung thì sẽ không quan sát kỹ, không đánh giá được những ưu điểm, hạn chế của tiết dạy, thậm chí không còn chỗ trống trong phiếu dự giờ để ghi các phần nêu trên. Một số câu hỏi có thể đặt ra để điền phiếu đánh giá + Giáo viên đã dạу đúng bộ môn hay chưa? Có hiệu quả không? Đã ᴠận dụng hình thứᴄ ᴠà phương pháp phù hợp để họᴄ ѕinh phát huу tính tíᴄh ᴄựᴄ, năng động, ѕáng tạo ᴄhưa? + Chữ ᴠiết trên bảng có rõ ràng, mạᴄh lạᴄ? Giọng nói có phù hợp ᴠới ᴄáᴄ hoạt động trong bài dạу? + Thái độ ѕư phạm của giáo ᴠiên như thế nào? + Tiết dạy đem lại hiệu quả như thế nào? |
Tải mẫu phiếu dự giờ năm học 2024 2025 các cấp cho giáo viên? Cách ghi phiếu dự giờ tiểu học, THCS, THPT? (Hình từ Internet)
Định mức tiết dạy của giáo viên phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy của giáo viên phổ thông như sau:
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
(1) Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
(2) Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
(3) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
(i) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
(ii) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
(iii) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
(iv) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
(2) Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại (i) và (ii) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại (1).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?