Tải 03 mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm dành cho người lao động? Quyền làm việc của người lao động được quy định ra sao?

Tải 03 mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm mới nhất? Quyền làm việc của người lao động được quy định ra sao? Ngoài việc được tự do lựa chọn việc làm, người lao động còn có những quyền nào? Chính sách của Nhà nước về việc làm bao gồm những gì?

Tải 03 mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm dành cho người lao động?

Căn cứ Điều 9 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm 2013 thì việc làm được hiểu là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.

Dưới đây là 03 mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm, người lao động có thể tham khảo:

TẢI VỀ Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm (Mẫu số 01)

TẢI VỀ Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm (Mẫu số 02)

TẢI VỀ Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm (Mẫu số 03)

Tải 03 mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm dành cho người lao động? Quyền làm việc của người lao động được quy định ra sao?

Tải 03 mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm dành cho người lao động? Quyền làm việc của người lao động được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Quyền làm việc của người lao động được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động 2019, quyền làm việc của người lao động được quy định cụ thể như sau:

(1) Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

(2) Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

Ngoài việc được tự do lựa chọn việc làm, người lao động còn có những quyền nào?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Chiếu theo quy định trên, ngoài việc được tự do lựa chọn việc làm thì người lao động còn có những quyền như sau:

- Được làm việc; được tự do lựa chọn nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đình công;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh các quyền nêu trên, người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

(1) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

(2) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

(3) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Chính sách của Nhà nước về việc làm bao gồm những gì?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Việc làm 2013, chính sách của Nhà nước về việc làm bao gồm:

(1) Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

(2) Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.

(3) Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

(4) Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

(5) Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

(6) Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

Sơ yếu lý lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sơ yếu lý lịch tự thuật là gì? Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch tự thuật? Phải ghi rõ những gì khi chứng thực sơ yếu lý lịch?
Pháp luật
Mẫu sơ yếu lý lịch cho học sinh, sinh viên năm 2024 có dạng như thế nào? Tải file sơ yếu lý lịch cho học sinh, sinh viên ở đâu?
Pháp luật
Chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi mình tạm trú được không? Có phải xuất trình bản chính để đối chiếu thông tin trên sơ yếu lý lịch nếu như có yêu cầu không?
Pháp luật
Có phải về nơi thường trú để chứng thực sơ yếu lý lịch hay không và thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực trong bao lâu?
Pháp luật
File sơ yếu lý lịch mới nhất? Tải file mẫu sơ yếu lý lịch mới nhất ở đâu? Hướng dẫn viết mẫu sơ yếu lý lịch như thế nào?
Pháp luật
Tải về mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch cán bộ, đoàn viên công đoàn? Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn?
Pháp luật
Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức HS02-VC/BNV mới nhất? Cách ghi sơ yếu lý lịch viên chức như thế nào?
Pháp luật
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (mẫu 2c-BNV/2008) mới nhất? Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức?
Pháp luật
Trình độ chuyên môn ghi trong sơ yếu lý lịch là gì? Hướng dẫn cách viết trình độ chuyên môn đúng chuẩn năm 2024?
Pháp luật
Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân 2024 được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sơ yếu lý lịch
361 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sơ yếu lý lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sơ yếu lý lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào