Startup Kite 2022 - cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2022 sắp diễn ra?

Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 303/QĐ-LĐTBXH phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" năm 2022. Đáng chú ý, Startup Kite 2022 - cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2022 lại sắp bắt đầu?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” năm 2022 (sau đây gọi là Kế hoạch năm 2022) kèm theo Quyết định 303/QĐ-LĐTBXH năm 2022 với các nội dung đáng chú ý sau đây.

HỌC SINH SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP 2022

Startup Kite 2022 - cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2022 sắp diễn ra?

Mục đích, yêu cầu của Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” là gì?

Theo Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-LĐTBXH năm 2022, mục đích, yêu cầu của Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về khởi nghiệp; trang bị kiến thức về khởi nghiệp giúp học sinh, sinh viên tự tin, chủ động trong khởi nghiệp, tìm việc làm, tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, tự tạo việc làm.

- Tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo của học sinh, sinh viên và lựa chọn các mô hình khởi nghiệp tiêu biểu nhân rộng toàn ngành. Tăng cường kết nối các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Việc triển khai thực hiện Kế hoạch được tổ chức rộng khắp trong các địa phương và trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc; đảm bảo thực hiện hiệu quả, tránh lãng phí, hình thức.

Startup Kite 2022 - cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2022 sắp diễn ra?

Theo Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-LĐTBXH năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” bao gồm:

(1) Công tác thông tin, truyền thông

- Biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền về khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức truyền thông về khởi nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các tuyến bài viết, tin ảnh, phóng sự tuyên truyền về khởi nghiệp.

- Truyền thông về khởi nghiệp trên mạng xã hội: Làm các videoclip và infographic, app...về các mô hình khởi nghiệp, chuyên đề truyền thông về khởi nghiệp trên mạng xã hội.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, sinh viên sử dụng, khai thác nguồn thông tin, học liệu từ Cổng Thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng điển hình: tuyên dương, khen thưởng tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua hoạt động tổng kết, đánh giá thực hiện Kế hoạch năm 2022 và đánh giá, trao giải tại các cuộc thi.

(2) Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2022 - Startup Kite 2022.

(3) Tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2022.

(4) Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, nhà giáo, người làm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chuyên đề khởi nghiệp và đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn;

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thảo trao đổi, học tập kinh nghiệm về đào tạo khởi nghiệp trong nhà trường cho đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

(5) Tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giao lưu, khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp cận với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, tạo không gian khởi nghiệp dùng chung cho học sinh, sinh viên trong nhà trường; khuyến khích thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo.

(6) Hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động bố trí nguồn vốn hỗ trợ ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.

- Tìm kiếm, kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và giúp các hoạt động triển khai Đề án 1665 của cơ sở.

(7) Tổ chức quản lý, điều hành

Kiểm tra, đôn đốc, giám sát, theo dõi việc triển khai Kế hoạch năm 2022 tại các địa phương trên cả nước.

Trong đó, nhiệm vụ, giải pháp đáng chú ý nhất là tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2022 - Startup Kite 2022.

Ngoài ra, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” còn chú trọng công tác thông tin, truyền thông, tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2022, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Kinh phí thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” đến từ những nguồn nào?

Theo Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-LĐTBXH năm 2022, kinh phí thực hiện đến từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí xã hội hóa và nguồn đóng góp, vận động tài trợ hợp pháp khác.

Startup Kite 2022
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Triển khai Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2023 tại TPHCM? Thời gian tập huấn Cuộc thi ra sao?
Pháp luật
Startup Kite 2022 - cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2022 sắp diễn ra?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Startup Kite 2022
4,309 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Startup Kite 2022

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Startup Kite 2022

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào