Số tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm mà người lao động được nhận khi nghỉ việc vào cuối năm 2022, đầu năm 2023?
Trợ cấp thôi việc mà người lao động được nhận khi chấm dứt hợp đồng lao động là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo như quy định trên thì người lao động sẽ chỉ được nhận trợ cấp thôi việc khi đã làm việc cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên và không thuộc trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bị chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng.
Cứ mỗi một năm làm việc thì người lao động sẽ được nhận nửa tháng tiền lương cho trợ cấp thôi việc. Tiền lương tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng lền kề theo hợp đồng lao động.
Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc được xác định bằng tổng thời gian mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gia tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Ví dụ: Người lao động ký hợp động lao động từ ngày 01/01/2007, bắt đầu từ ngày 01/01/2009 tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đến ngày 31/12/2022 thì bị chấm dứt hợp đồng lao động, vào thời điểm này thì tiền lương theo hợp đồng lao động của người lao động 15.000.000 đồng/tháng.
Như vậy số tiền trợ cấp thôi việc mà người lao động được nhận được tính như sau:
15.000.000 x 0.5 x 2 = 15.000.000 đồng.
Số tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm mà người lao động được nhận khi nghỉ việc vào cuối năm 2022, đầu năm 2023?
Người lao động bị mất việc thì sẽ nhận được bao nhiêu tiền trợ cấp mất việc làm?
Căn cứ vào Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người lao động sẽ chỉ được nhận trợ cấp mất việc làm khi đã làm việc cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Cứ mỗi một năm làm việc thì người lao động sẽ được nhận 01 tháng tiền lương cho trợ cấp thôi việc. Tiền lương tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng lền kề theo hợp đồng lao động.
Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc được xác định bằng tổng thời gian mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gia tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Ví dụ, người lao động ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động từ ngày 01/01/2007 và bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2009. Tiền lương trên hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2022 đến nay là 15.000.000 đồng/tháng. Đến ngày 31/12/2022 thì bị mất việc làm. Số tiền trợ cấp mất việc làm mà người lao động được nhận sẽ được tính như sau:
15.000.000 x 1 x 2 = 30.000.000 đồng.
Trường hợp nào thì người lao động được nhận trợ cấp mất việc làm?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Tại khoản 11 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
...
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
Căn cứ vào Điều 42, Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những trường hợp người lao động được nhận trợ cấp mất việc khi mất việc vì những lý do sau:
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
- Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
- Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
- Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định hiện hành liên quan đến người lao động tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?