Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu được tính như thế nào theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?

Cho tôi hỏi: Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu được tính như thế nào theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP? - Câu hỏi của chị B.Q (Kiên Giang).

Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu được tính như thế nào theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?

Căn cứ quy định tại Điều 24 Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:

Số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
...

Như vậy, số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản là đối tượng của bảo hiểm cháy nổ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Theo đó, các tài sản bao gồm:

- Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

- Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu được tính như thế nào theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?

Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu được tính như thế nào theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

Nếu không xác định được giá trị thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tính thế nào?

Tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 67/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Số tiền bảo hiểm tối thiểu
...
2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì nếu không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận.

Cụ thể:

- Đối với tài sản là nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị:

Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

- Đối với tài sản là các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm):

Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và mức khấu trừ bao hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và mức khấu trừ bao hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ (trừ cơ sở hạt nhân) được xác định như sau:

(1) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng:

- Mức phí bảo hiểm

Căn cứ mức độ rủi ro của từng có sở, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm không thấp hơn tỷ lệ phí bảo hiểm tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.

Ảnh chụp 1 phần bảng tỷ lệ:

> Tải toàn bộ Bảng tỷ lệ phí bảo hiểm Tại đây

- Mức khấu trừ

Thực hiện theo khoản1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.

Cụ thể như sau:

+ Mức khấu trừ tối thiểu

Trong mọi trường hợp mức khẩu trừ không thấp hơn mức sau:

Số tiền bảo hiểm

Mức khấu trừ

Đến 2.000

4

Trên 2.000 đến 10.000

10

Trên 10.000 đến 50.000

20

Trên 50.000 đến 100.000

40

Trên 100.000 đến 200.000

60

Trên 200.000

100

*Đơn vị tính: Triệu đồng

+ Cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ thuộc loại M

Tối đa 1% số tiền bảo hiểm và không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm tối thiểu.

+ Cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ thuộc loại N

Tối đa 10% số tiền bảo hiểm và không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm tối thiểu.

(2) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên:

Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận.

Trong đó:

- Việc thỏa thuận được dựa trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận.

- Mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng x 75% tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng.

- Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào