Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã tại 51 tỉnh thành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính đến ngày 31 12 2024?
- Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã tại 51 tỉnh thành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính đến ngày 31 12 2024?
- Ưu điểm, tồn tại và hạn chế của kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã giai đoạn 2023 2025 thế nào?
- Nguyên tắc thực hiện chế độ chính sách đối với CBCCVC trong sắp xếp tổ chức bộ máy thế nào?
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã tại 51 tỉnh thành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính đến ngày 31 12 2024?
Ngày 31/12/2024, Bộ Nội vụ đã có Báo cáo 8677/BC-BNV năm 2024 về Tình hình và kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 (Tính đến ngày 31/12/2024).
Tại Báo cáo 8677/BC-BNV năm 2024 đã nêu rõ đến ngày 30/11/2024, Quốc hội đã ban hành 01 Nghị quyết và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 51 Nghị quyết về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kết quả cụ thể như sau:
+ Kết quả thực hiện sắp xếp, thành lập ĐVHC các cấp giai đoạn 2023 - 2025 của 51 địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã
+ Số lượng các cơ quan, tổ chức, đơn vị giảm sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã
+ Số lượng cán bộ, công chức, viên chức tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp
+ Số lượng trụ sở công tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp
Trong đó, Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã tại 51 tỉnh thành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính đến ngày 31 12 2024 được tính như sau:
- Cấp huyện:
(1) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện có tại các ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp: 13.498 người;
(2) Bố trí đúng quy định tại các ĐVHC cấp huyện mới hình thành sau sắp xếp 12.539 người;
(3) Số dôi dư: 959 người (cán bộ: 189 người, công chức: 429 người, viên chức: 341 người).
- Cấp xã:
(1) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách hiện có tại các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp: 33.292 người;
(2) Bố trí đúng quy định tại các ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp: 20.662 người;
(3) Số dôi dư: 12.630 người (cán bộ: 4.702 người, công chức: 3.948 người, viên chức y tế: 952 người, người hoạt động không chuyên trách: 3.028 người).
Xem chi tiết: Kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 (Tính đến ngày 31/12/2024)
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã tại 51 tỉnh thành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính đến ngày 31 12 2024? (Hình từ Internet)
Ưu điểm, tồn tại và hạn chế của kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã giai đoạn 2023 2025 thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Báo cáo 8677/BC-BNV năm 2024 nêu rõ ưu điểm, tồn tại và hạn chế của kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã giai đoạn 2023 2025 như sau:
Ưu điểm
- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã quan tâm, chỉ đạo sát sao quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Bộ Chính trị ban hành Kết luận 48-KL/TW năm 2023 về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, trong đó chỉ rõ những hạn chế của giai đoạn 2019 - 2021, xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
- Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Văn hành quy phạm pháp luật để thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chỉ đạo sát sao, kịp thời hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đã kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;
Các Thành viên Ban chỉ đạo của Chính phủ là đại diện các Bộ, cơ quan trung ương đã chủ trì tổ chức các buổi làm việc với địa phương nhằm kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.
Bộ Nội vụ với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo của Chính phủ thường xuyên ban hành các văn bản đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các nội dung cụ thể của công tác sắp xếp ĐVHC;
Khẩn trương tổ chức các đoàn khảo sát thực tế, tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm chặt chẽ, đúng tiến độ và chất lượng theo quy định; chủ động nắm bắt và tổng hợp khó khăn, vướng mắc của địa phương để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Nhiều địa phương đã chủ động, tích cực triển khai nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn; đã thành lập Ban chỉ đạo về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã do Đồng chí Bí thư tỉnh, thành ủy hoặc Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố làm Trưởng ban; kịp thời ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch về thực hiện sắp xếp ĐVHC của địa phương; công tác xây dựng hồ sơ Đề án được triển khai khẩn trương, nghiêm túc (tiêu biểu như các tỉnh, thành phố: Nam Định, Nghệ An, Hải Phòng, Bắc Giang, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế,...).
Tồn tại, hạn chế
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Báo cáo 8677/BC-BNV năm 2024 nêu rõ tồn tại, hạn chế kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã giai đoạn 2023 2025 như sau:
- Một số trường hợp sắp xếp ĐVHC nông thôn vào đô thị còn vướng mắc về quy hoạch, về rà soát, đánh giá tiêu chí đô thị theo quy định nên phải đưa ra khỏi hồ sơ Đề án chung của địa phương (như các tỉnh Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Bình Thuận, Bình Định, thành phố Hà Nội,...).
- Một số địa phương còn chưa quyết liệt trong quá trình thực hiện, chưa gửi đúng tiến độ hồ sơ đề án theo yêu cầu, kế hoạch đã đề ra. Một số địa phương đã xây dựng Phương án tổng thể nhưng sau đó để lại số lượng khá lớn các ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 (như tỉnh Thanh Hóa đề nghị chưa thực hiện sắp xếp 01 ĐVHC cấp huyện và 126 ĐVHC cấp xã; tỉnh Phú Thọ đề nghị chưa thực hiện sắp xếp 40 ĐVHC cấp xã, tỉnh Hà Tĩnh đề nghị chưa thực hiện sắp xếp 01 ĐVHC cấp huyện và 21 ĐVHC cấp xã hoặc tỉnh Lai Châu đã xây dựng Phương án tổng thể thực hiện sắp xếp đối với 03 ĐVHC cấp huyện và 02 ĐVHC cấp xã, nhưng sau đó tỉnh đã có đề nghị chưa thực hiện sắp xếp).
- Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau sắp xếp nhưng chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định còn khá nhiều (02/28 ĐVHC cấp huyện và 185/615 ĐVHC cấp xã).
Nguyên tắc thực hiện chế độ chính sách đối với CBCCVC trong sắp xếp tổ chức bộ máy thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP nêu rõ việc thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức , bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm cho công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước thực hiện bao lâu?
- Hạch toán thuế môn bài 2025 như thế nào? Thuế môn bài có là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
- Vượt đèn đỏ nhường xe cứu thương bị phạt bao nhiêu? Cách nhận biết xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu?
- Báo cáo 8677 về kết quả sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã giai đoạn 2023 2025? Tải Báo cáo 8677 về sắp xếp đơn vị hành chính?
- Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là gì theo Nghị định 175?