Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM sẽ tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết trong trường hợp nào?
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM sẽ tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 về nội dung này như sau:
Tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết
1. SGDCK xem xét tạm ngừng giao dịch chứng khoán khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
1.1 Giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường;
1.2 Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt;
1.3 Tổ chức niêm yết thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp;
1.4 Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu;
1.5 Tổ chức niêm yết giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhưng không thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc sau khi hoàn tất giảm vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 20 và 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP;
1.6 Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường sau khi được UBCKNN chấp thuận.
...
Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM sẽ xem xét tạm ngừng giao dịch chứng khoán khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường;
- Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt;
- Tổ chức niêm yết thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp;
- Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu;
- Tổ chức niêm yết giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014 (quy định này đã được thay thế bởi điểm a khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020) nhưng không thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc sau khi hoàn tất giảm vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP (quy định này được thay thế bởi Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP)
- Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM sẽ tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết trong trường hợp nào?
Chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt sẽ bị tạm ngừng giao dịch chứng khoán khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 quy định các trường hợp chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt như sau:
Chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt
1. Các trường hợp chứng khoán (ngoại trừ chứng chỉ quỹ ETF) bị kiểm soát đặc biệt:
1.1. Khi tổ chức niêm yết/ công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo;
1.2. Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
...
Như vậy, các trường hợp chứng khoán (ngoại trừ chứng chỉ quỹ ETF) bị kiểm soát đặc biệt:
- Khi tổ chức niêm yết/ công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo;
- Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Vốn điều lệ của công ty niêm yết dưới 120 tỷ thì chứng khoán sẽ bị đưa vào diện kiểm soát đúng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 quy định vấn đề này như sau:
Chứng khoán bị kiểm soát
1. Các trường hợp chứng khoán bị kiểm soát
1.1 Đối với cổ phiếu, trái phiếu:
a) Trường hợp quy định tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Quy chế này, chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát khi vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ kế tiếp;
b) Trường hợp quy định tại tiết b và tiết c điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Quy chế này, chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát khi lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp của công ty là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất;
c) Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Đối với tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp;
d) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ chín (09) tháng trở lên;
e) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Như vậy, chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát khi vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ kế tiếp.
Còn trong trường hợp vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất thì chứng khoán sẽ bị đưa vào diện cảnh cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?