Sĩ quan Quân đội nhân dân cần công tác bao nhiêu năm thì mới đủ điều kiện chuyển sang ngạch thanh tra viên?
Sĩ quan Quân đội nhân dân là công chức hay viên chức? Sĩ quan Quân đội nhân dân cần tối thiểu bao nhiêu năm công tác thì đủ điều kiện chuyển sang ngạch thanh tra viên?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008.
Khái niệm sĩ quan Quân đội nhân dân được định nghĩa như sau:
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định
Theo đó, sĩ quan Quân đội nhân dân được xác định là cán bộ.
Dựa theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Luật Thanh tra 2022, điều kiện chuyển sang cơ quan thanh tra của sĩ quan Quân đội nhân dân được đề cập như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên
...
5. Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.
Như vậy, theo quy định trên thì sĩ quan Quân đội nhân dân sẽ cần tối thiểu 05 năm công tác trở lên ở cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình trước khi chuyển sang cơ quan thanh tra.
Sĩ quan Quân đội nhân dân cần công tác bao nhiêu năm thì mới đủ điều kiện chuyển sang ngạch thanh tra viên? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên bao gồm những gì?
Điều 39 Luật Thanh tra 2022, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên được quy định như sau:
- Là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu
Trừ trường hợp Chính phủ quy định khác đối với Thanh tra viên của cơ quan thanh tra được thành lập theo quy định của luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Thanh tra 2022;
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên trong lĩnh vực chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan CAND, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.
Như vậy, để được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu cần phải thỏa mãn 05 điều kiện nêu trên.
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2009/NĐ-CP, chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành được quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành
1. Sĩ quan chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) được hưởng quyền lợi như sau:
a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm;
b) Được miễn thi tuyển, nếu chuyển ngành về cơ quan, đơn vị cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả thi tuyển khi thi tuyển công chức quy định đối với đối tượng tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
d) Được xếp lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương sĩ quan đã được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số lương sĩ quan với hệ số lương (theo công việc) mới trong thời gian tối thiểu là 18 tháng, kể từ khi quyết định chuyển ngành có hiệu lực và do cơ quan, đơn vị mới chi trả. Trong thời gian bảo lưu, nếu hệ số lương mới được xếp bằng hoặc cao hơn hệ số lương sĩ quan đã được hưởng trước khi chuyển ngành thì hưởng hệ số lương mới;
đ) Khi nghỉ hưu được thực hiện cách tính lương hưu theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
Như vậy, sĩ quan Quân đội nhân dân khi chuyển ngành sang cơ quan thanh tra sẽ được hưởng các chế độ, chính sách nêu trên.
Từ ngày 01/07/2023, Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?