Sẽ quy hoạch 216 điểm quan trắc chất lượng không khí xung quanh từ ngày 07/03/2024 đúng không?

Sẽ quy hoạch 216 điểm quan trắc chất lượng không khí xung quanh từ ngày 07/03/2024 đúng không? Anh T.P - Hà Nội

Ngày 7/3/2024, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sẽ quy hoạch 216 điểm quan trắc chất lượng không khí xung quanh từ ngày 07/03/2024 đúng không?

Theo Mục IV Điều 1 Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy định về vị trí các điểm quan trắc chất lượng không khí xung quanh của mạng lưới quan trắc chất lượng không khí như sau:

Tiếp tục duy trì và mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí xung quanh tại 216 điểm quan trắc chất lượng không khí trên cơ sở tiếp tục duy trì quan trắc theo 106 điểm đã có trong quy hoạch kỳ trước đây và mở rộng mới thêm 110 điểm quan trắc chất lượng không khí.

Trong số 216 điểm được quy hoạch sẽ bao gồm 103 điểm quan trắc đang được thực hiện, 98 điểm quan trắc quy hoạch thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030 và 15 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục được tiếp tục xây dựng mới sau năm 2030.

Sẽ quy hoạch 216 điểm quan trắc chất lượng không khí xung quanh từ ngày 07/03/2024 đúng không?

Sẽ quy hoạch 216 điểm quan trắc chất lượng không khí xung quanh từ ngày 07/03/2024 đúng không? (Hình từ Internet)

Hình thức quan trắc của mạng lưới quan trắc chất lượng không khí ra sao?

Theo Mục IV Điều 1 Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ về Hình thức quan trắc của mạng lưới quan trắc chất lượng không khí như sau:

- Đối với trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục: mở rộng và xây dựng 68 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục với 06 trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí nền và 62 trạm quan trắc chất lượng không khí tác động.

+ Các trạm quan trắc chất lượng không khí nền đại diện cho 06 vùng phát triển kinh tế - xã hội đặt tại 06 địa phương bao gồm: Lai Châu, Hải Phòng, Quảng Nam, Đắk Nông, Đồng Nai và Đồng Tháp;

+ Sử dụng 18 trạm/điểm quan trắc chất lượng không khí cho mục đích quan trắc tác động xuyên biên giới;

+ Tiếp tục duy trì 10 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục được lồng ghép tại các trạm quan trắc khí tượng bề mặt trong mạng lưới trạm lưới quan trắc khí tượng thủy văn.

- Đối với điểm quan trắc chất lượng không khí định kỳ: thực hiện quan trắc tác động tại 148 điểm quan trắc tập trung vào các tỉnh/thành phố thuộc các khu vực và thành phố có ý nghĩa quan trọng về chính trị - xã hội.

- Căn cứ mục tiêu nghiên cứu, đánh giá phục vụ cho công tác quản lý nhà nước để thiết kế các trạm quan trắc chất lượng không khí chuyên đề theo quy định gồm có: trạm ven đường (giao thông), trạm công nghiệp, trạm dân cư.

Tần suất và thông số quan trắc chất lượng không khí theo Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia như thế nào?

Tại Mục IV Điều 1 Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy định về Hình thức quan trắc của mạng lưới quan trắc chất lượng không khí như sau:

(1) Tần suất quan trắc chất lượng không khí

Đối với hoạt động quan trắc định kỳ, từng bước tăng cường tần suất quan trắc tại các điểm quan trắc, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2021 - 2025: tối thiểu 08 đợt/năm.

- Giai đoạn 2026 - 2030: tối thiểu 12 đợt/năm.

(2) Thông số quan trắc chất lượng không khí

- Đối với các trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục: tối thiểu bao gồm các thông số SO2, NO2, CO, O3, bụi PM10, bụi PM2,5.

- Đối với điểm quan trắc chất lượng không khí định kỳ: tối thiểu bao gồm các thông số: SO2, NO2, CO, bụi TSP.

Đối với 05 thành phố trực thuộc trung ương thì các thông số quan trắc tối thiểu bổ sung thêm thông số bụi PM2,5.

Đồng thời lồng ghép các điểm quan trắc tiếng ồn trong 216 điểm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc chất lượng không khí xung quanh:

Căn cứ mạng lưới vị trí các điểm quan trắc chất lượng không khí xung quanh để lựa chọn các vị trí phù hợp quan trắc bổ sung đối với tiếng ồn.

Nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia đến từ đâu?

Theo Mục V Điều 1 Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 quy định Nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia như sau:

(1) Nguồn nhân lực:

- Tận dụng nguồn nhân lực sẵn có từ các trung tâm quan trắc môi trường địa phương (hoặc đơn vị vận hành trạm/điểm quan trắc), điều chuyển/bổ sung tương ứng với các trạm/điểm mới.

- Tiếp tục củng cố các phòng thí nghiệm hiện có, từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ phân tích.

- Xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc môi trường (từ việc lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển, gia công, phân tích các loại mẫu phục vụ mạng lưới quan trắc môi trường) để áp dụng thống nhất tại tất cả các phòng thí nghiệm.

Khuyến khích, hỗ trợ các phòng thí nghiệm đăng ký đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực, thực hiện kiểm tra/kiểm soát năng lực/tay nghề quan trắc viên theo quy định.

- Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, các công nghệ kỹ thuật mới liên quan đến quan trắc, giám sát môi trường.

(2) Nguồn kinh phí:

Nguồn kinh phí thực hiện Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia gồm:

- Ngân sách nhà nước: nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn chi sự nghiệp kinh tế, nguồn vốn chi sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên của mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia phải cơ bản đáp ứng nhu cầu công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy hoạch từ nay đến năm 2050.

- Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia góp vốn điều tra cơ bản tài nguyên nước theo hình thức công tư hoặc xã hội hóa khác.

Chất lượng không khí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chỉ số chất lượng không khí là gì? Chỉ số chất lượng không khí bao nhiêu là tốt? Ai có trách nhiệm quản lý chất lượng môi trường không khí?
Pháp luật
Cảnh báo mức chỉ số chất lượng không khí ảnh hưởng tương ứng đến sức khỏe con người và khuyến nghị?
Pháp luật
AQI là gì? Chất lượng không khí bao nhiêu gây nguy hiểm sức khỏe con người theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Sẽ quy hoạch 216 điểm quan trắc chất lượng không khí xung quanh từ ngày 07/03/2024 đúng không?
Pháp luật
QCVN 05:2023/BTNMT về chất lượng không khí thế nào? Phương pháp xác định thông số trong không khí xung quanh ra sao?
Pháp luật
Phương pháp xác định các giá trị về Chất lượng không khí theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới nhất là gì?
Pháp luật
Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất lượng không khí
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
478 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất lượng không khí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất lượng không khí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào