Sau ly hôn con ở với ai? Sau khi ly hôn có được ngăn cản vợ hoặc chồng cũ đến thăm nom con không?
Sau ly hôn con ở với ai?
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, vợ chồng sẽ phải thỏa thuận với nhau trước về người sẽ trực tiếp nuôi sau khi ly hôn. Nếu như cả hai không thể thỏa thuận với nhau được, Tòa án quyết định quyền nuôi con thuộc về ai sau khi xem xét về quyền lợi về mọi mặt để con được phát triển toàn diện.
Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với cha hay mẹ.
Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc có thoả thuận khác.
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
- Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Sau ly hôn con ở với ai? Sau khi ly hôn có được ngăn cản vợ hoặc chồng cũ đến thăm nom con không? (Hình ảnh Internet)
Sau khi ly hôn có được ngăn cản vợ hoặc chồng cũ đến thăm nom con không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Theo đó, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Đồng thời, một trong những nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con và các thành viên gia đình là không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Tuy nhiên, nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Hành vi ngăn cản vợ hoặc chồng cũ đến thăm nom con thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:
Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp sau khi ly hôn mà người chồng ngăn cản vợ hoặc chồng cũ đến thăm nom con có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhìn lại những chính sách pháp luật nổi bật 2024? Tổng hợp những chính sách mới nổi bật năm 2024?
- Mẫu Bản cam kết trách nhiệm về xây dựng, cải tạo nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu bản cam kết trách nhiệm?
- Phụ lục giảm thuế GTGT 2025 từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP? Tải về Phụ lục giảm thuế GTGT 2025 chi tiết?
- Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là gì? Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định thế nào?
- Nghị định 177/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng ra sao?