Sau khi ra quyết định xử phạt hành chính mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì có được chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tố tụng không?

Anh chị cho tôi hỏi sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm hành chính mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì có được chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hay không? Luật Xử lý vi phạm hành chính 2022 có quy định về điều này không? Tôi cảm ơn!

Vi phạm hành chính? Xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2022 thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Theo đó, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2022?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sủa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, hướng dẫn với khoản 2 Điều 8 Nghị định 118/2021/NĐ-CP) quy định nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:

- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

+ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

+ Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

+ Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;

+ Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

+ Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng

...

+ Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì có được chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tố tụng hay không?

Sau khi ra quyết định xử phạt hành chính mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì có được chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tố tụng không? (Hình từ internet)

Sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có được chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tố tụng hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được thay thế, bổ sung bởi khoản 72, khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

- Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

- Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày.

Kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

Trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

- Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

Như vậy, sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó.

Đồng thời trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự;

Trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

Hiện tại nội dung xử phạt hành chính vẫn áp dụng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020). Cho nên câu hỏi của bạn về Luật Xử lý vi phạm hành chính 2022 có quy định về việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được trả lời theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).

Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cha mẹ chồng không đưa con dâu bị chồng đánh đập đi cấp cứu điều trị trong trường hợp con dâu cần được cấp cứu kịp thời thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người có hành vi gian lận trong hoạt động thể thao có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc đăng tải thông tin về quy hoạch phải được thực hiện như thế nào? Đăng tải thông tin về quy hoạch không đúng quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cha mẹ đe dọa dùng vũ lực nhằm ngăn cản con dự thi Đại học thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Chôn lấp lợn chết sai quy định bị xử phạt như thế nào? Quy trình chôn lấp lợn chết như thế nào?
Pháp luật
Khóa cửa, chặn cửa thoát nạn có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Quy định về mở cửa thoát nạn như thế nào?
Pháp luật
Cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho việc học tập của trẻ sẽ bị xử phạt bao nhiều tiền?
Pháp luật
Buôn bán tôm hùm đất bị có bị ở tù không? Tôm hùm đất có phải là loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại không?
Pháp luật
Mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá 'Euro' có thể bị phạt lên đến 2 triệu đồng có đúng không?
Pháp luật
Hành vi đưa hình ảnh trẻ em vào sản phẩm truyền thông có nội dung khiêu dâm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm hành chính
5,730 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào