Quyết định giải quyết bồi thường nhà nước có hiệu lực từ khi nào? Nội dung của quyết định ra sao?
Quyết định giải quyết bồi thường nhà nước có hiệu lực từ khi nào?
Căn cứ Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 về Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
Quyết định giải quyết bồi thường được quy định tại Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Quyết định giải quyết bồi thường
1. Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan Thuế giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường theo mẫu số 09/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.
Việc trao quyết định giải quyết bồi thường phải được lập thành biên bản và có chữ ký của các bên tham gia theo mẫu số 10/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP .
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng. Biên bản phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Luật TNBTCNN. Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường phải gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
2. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
c) Các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật TNBTCNN;
d) Số tiền đã tạm ứng theo quy định tại Điều 19 Quy chế này (nếu có).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì quyết định giải quyết bồi thường nhà nước có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao quyết định cho người yêu cầu bồi thường.
Quyết định giải quyết bồi thường nhà nước có hiệu lực từ khi nào? Nội dung của quyết định ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung của quyết định giải quyết bồi thường nhà nước ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Quyết định giải quyết bồi thường
...
2. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
c) Các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật TNBTCNN;
d) Số tiền đã tạm ứng theo quy định tại Điều 19 Quy chế này (nếu có).
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Thương lượng việc bồi thường
...
5. Nội dung thương lượng việc bồi thường bao gồm:
a) Các loại thiệt hại được bồi thường;
b) Số tiền bồi thường;
c) Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
d) Phương thức chi trả tiền bồi thường;
đ) Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Như vậy, theo quy định trên thì nội dung của quyết định giải quyết bồi thường nhà nước bao gồm:
- Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
- Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường;
- Nội dung chính của biên bản thương lượng bao gồm:
+ Các loại thiệt hại được bồi thường;
+ Số tiền bồi thường;
+ Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
+ Phương thức chi trả tiền bồi thường;
+ Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Số tiền đã tạm ứng.
Quyết định giải quyết bồi thường nhà nước bị hủy trong những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường
1. Thủ trưởng cơ quan Thuế giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường theo mẫu số 11/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Không còn một trong các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này;
b) Giả mạo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giả mạo giấy tờ chứng minh nhân thân; giả mạo di chúc hoặc văn bản hợp pháp về quyền thừa kế hoặc văn bản ủy quyền yêu cầu bồi thường; giả mạo các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường;
d) Có hành vi thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi;
đ) Theo yêu cầu của người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người giải quyết bồi thường không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế này hoặc việc thương lượng được thực hiện không đúng thành phần, nội dung, thủ tục quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 46 Luật TNBTCNN.
Như vậy, quyết định giải quyết bồi thường bị hủy bởi Thủ trưởng cơ quan Thuế khi có 01 trong những căn cứ theo nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?