Quyết định 312/QĐ-TTg 2024 tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng từ ngày 01/01/2025 ra sao?
Những tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng nào sẽ được tiến hành kiểm kê từ ngày 01/01/2025?
Căn cứ Mục 1 Phần III Quyết định 312/QĐ-TTg 2024 liệt kê các tài sản thuộc phạm vi tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý trên phạm vi cả nước, gồm: như sau:
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định tại Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (trừ tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tài sản thuộc danh mục bí mật nhà nước), gồm:
+ Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (bao gồm cả quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp).
+ Xe ô tô;
+ Tài sản cố định đặc thù;
+ Tài sản cố định khác.
- Tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý (không bao gồm tài sản do Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, nguyên vật liệu,... để đầu tư xây dựng), gồm:
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông (đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa, hàng hải);
+ Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng thương mại là chợ;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng khu kinh tế;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng khu công nghệ thông tin tập trung;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu là đê điều;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng cảng cá;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng thuộc thiết chế văn hóa, thiết chế thể thao ở cơ sở (cấp xã, cấp thôn), làng văn hoá;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng kỹ thuật là không gian xây dựng ngầm đô thị.
Như vậy, từ 01/01/2025 sẽ tiến hành Tổng kiểm kê đối với các nhóm tài sản công và tài sản kết cấu hạ tầng được nêu trên.
Quyết định 312/QĐ-TTg 2024 liệt kê những tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng nào sẽ được tiến hành kiểm kê từ ngày 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của đề án Tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng là gì?
Theo Quyết định 312/QĐ-TTg 2024 nêu rõ mục tiêu của Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý trên phạm vi cả nước như sau:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Nhằm nắm được thực trạng của tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý về các mặt số lượng, giá trị, cơ cấu, hiện trạng sử dụng,... làm cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Phục vụ việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
+ Phục vụ công tác báo cáo tình hình quản lý,
+ Sử dụng tài sản công, cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính nhà nước, báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đến ngày 31/12/2024 hoàn thành công tác chuẩn bị phục vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
+ Đến ngày 31/3/2025 hoàn thành việc tổng kiểm kê.
+ Đến ngày 1/7/2025 hoàn thành việc tổng hợp kết quả kiểm kê, xây dựng báo cáo tổng hợp về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý trên phạm vi cả nước.
Thời điểm và nguyên tắc kiểm kê tài sản được quy định thế nào?
Theo Phần IV Quyết định 312/QĐ-TTg 2024 quy định thời điểm và nguyên tắc kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý trên phạm vi cả nước như sau:
(1) Thời điểm kiểm kê: Thời điểm kiểm kê (thời điểm chốt số liệu kiểm kê): 0h ngày 1/1/2025.
(2) Nguyên tắc kiểm kê:
- Tài sản thuộc phạm vi kiểm kê do các đối tượng thực hiện kiểm kê nêu trên đang trực tiếp quản lý/tạm quản lý đều phải thực hiện kiểm kê, trừ các tài sản sau đây:
+ Tài sản mà tại thời điểm kiểm kê đang trong quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm, chưa hoàn thành đưa vào sử dụng; tài sản hình thành sau thời điểm kiểm kê.
+ Tài sản đang được sử dụng để tham gia vào các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; tài sản đang trong thời gian sử dụng để liên doanh, liên kết theo hình thức thành lập pháp nhân mới (trừ trường hợp pháp nhân mới là đơn vị sự nghiệp).
+ Tài sản đã giao cho doanh nghiệp quản lý và tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp tài sản là một hệ thống, trong đó có một phần đã giao cho doanh nghiệp quản lý và tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà không tách riêng được phần này thì thực hiện kiểm kê đối với cả hệ thống.
- Quyết định yêu cầu việc kiểm kê được dựa trên việc kiểm đếm thực tế tài sản tại thời điểm kiểm kê; so sánh, đối chiếu với số liệu theo dõi, hạch toán trên sổ kế toán.
- Đối với tài sản đang được theo dõi, hạch toán trên sổ kế toán nhưng tại thời điểm kiểm kê thực tế không còn tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang theo dõi, hạch toán tài sản có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý tài sản phát hiện thiếu theo quy định của pháp luật có liên quan; không tổng hợp giá trị của các tài sản này vào giá trị tài sản kiểm kê.
- Đối với các tài sản cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng thực tế tại thời điểm kiểm kê, việc xác định giá trị tài sản kiểm kê được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Đối với các tài sản đã được theo dõi trên sổ kế toán thì xác định giá trị tài sản theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản trên sổ kế toán tại thời điểm kiểm kê.
+ Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý, tạm quản lý tài sản có trách nhiệm căn cứ vào các hồ sơ liên quan đến tài sản để xác định giá trị tài sản.
Trường hợp đã có quy định về bảng giá hoặc giá quy ước thì sử dụng Bảng giá, giá quy ước đó và các thông tin về số năm đưa vào sử dụng, tỷ lệ khấu hao/hao mòn tài sản theo quy định để xác định nguyên giá tài sản và giá trị còn lại của tài sản.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguyên giá, giá trị còn lại để phục vụ tổng kiểm kê.
+ Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán và không có căn cứ để xác định giá trị tài sản theo điểm b khoản này thì xác định nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản là 1 đồng.
Nguyên giá và giá trị còn lại xác định là 1 đồng chỉ được sử dụng để phục vụ việc tổng kiểm kê. Sau khi hoàn thành việc kiểm kê, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý, tạm quản lý tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản để thực hiện hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Việc tổng hợp kết quả kiểm kê được thực hiện theo nguyên tắc từ dưới lên trên; bắt đầu từ đối tượng trực tiếp quản lý/tạm quản lý tài sản tại thời điểm kiểm kê. Tài sản của cấp nào quản lý thì cấp đó có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện kiểm kê và tổng hợp báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?