Quyết định 1280/QĐ-KTNN: Quy định về quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước? Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước cụ thể như thế nào?
Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước theo quy định mới?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định 06 nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như sau:
(1) Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức do Tổng Kiểm toán nhà nước thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện và có sự phân công, phân cấp đối với các cá nhân, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
(2) Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào: Yêu cầu vị trí việc làm; tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và gắn với công tác sử dụng, quản lý công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước.
(3) Việc cử công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp, cân đối giữa số người đi học và nhân lực làm việc tại đơn vị nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ do Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
(4) Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức, viên chức; khuyến khích và tạo điều kiện để công chức, viên chức có cơ hội học tập và được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
(5) Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo các cấp và tính chủ động, tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong hoạt động bồi dưỡng. Huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, cơ quan tổ chức trong và ngoài nước cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
(6) Bảo đảm chất lượng, hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành; Bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch trong quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, viên chức về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước phải được thực hiện theo 6 nguyên tắc nêu trên.
Quyết định 1280/QĐ-KTNN: Quy định về quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước? Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước cụ thể như thế nào?
Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước được lấy từ nguồn nào?
Theo quy định tại Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022, về nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước:
Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
1. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước được ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác.
2. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước bao gồm:
a) Nguồn kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập trung của Kiểm toán nhà nước;
b) Nguồn kinh phí phân bổ cho đơn vị tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
3. Kiểm toán nhà nước thống nhất quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng toàn ngành, trong đó phân bổ kinh phí cho Kiểm toán nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng theo quy định và phân bổ kinh phí cho các đơn vị thuộc khối tham mưu, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành sử dụng thông qua Văn phòng Kiểm toán nhà nước.
4. Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước thẩm định dự toán kinh phí của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng phương án phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hằng năm trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí và tổng hợp quyết toán kinh phí chi đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo quy định.
5. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị trên cơ sở Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt và gửi về Văn phòng Kiểm toán nhà nước để thẩm định, trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.
Theo như quy định trên thì nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước sẽ được trích từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác.
Quyết định 1280/QĐ-KTNN quy định quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước thay thế quy định nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 như sau:
Quyết định này thay thế Quyết định số 1822/QĐ-KTNN ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước; Quyết định số 1449/QĐ-KTNN ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1822/QĐ-KTNN ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 48 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 như sau:
Điều khoản thi hành
1. Quy chế này thay thế Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1822/QĐ-KTNN ngày 20/12/2017 và Quyết định số 1449/QĐ-KTNN ngày 16/8/2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Khi Nhà nước có sự thay đổi về chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng hoặc trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Như vậy, Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 sẽ thay thế cho Quyết định số 1822/QĐ-KTNN năm 2017 để quy định về đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?