Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Tại Điều 38 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong phòng thủ dân sự.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí;
b) Được ưu tiên thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú cho lực lượng; nhập khẩu, xuất khẩu đối với trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
b) Hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36, Điều 37, khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam có các quyền sau đây:
+ Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí;
+ Được ưu tiên thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú cho lực lượng; nhập khẩu, xuất khẩu đối với trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ, tìm kiểm, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cổ, thảm họa tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
+ Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
+ Hoạt động đúng mục đích dã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cổ, thảm họa có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36, Điều 37, khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Luật Phòng thủ dân sự 2023.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong phòng thủ dân sự được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính quyền địa phương có trách nhiệm gì trong phòng thủ dân sự?
Theo quy định tại Điều 52 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phòng thủ dân sự bao gồm:
* Đối với Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
+ Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng phòng thủ dân sự, ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.
* Đối với Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương có trách nhiệm sau đây:
+ Ban hành văn bản để tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao về phòng thủ dân sự tại địa phương.
+ Chỉ đạo xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự; triển khai xây dựng, huấn luyện, huy động lực lượng thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương.
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự tại địa phương.
+ Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự tại địa quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, địa phương.
Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phòng thủ dân sự bao gồm những gì?
Tại Điều 53 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng thủ dân sự; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng thủ dân sự.
Theo quy định trên, trong phòng thủ dân sự, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng thủ dân sự; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng thủ dân sự.
Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?