Quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo: Thời hạn ra quyết định về việc thụ lý giải quyết là bao lâu kể từ ngày nhận được tố cáo?
Ai là người có trách nhiệm xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo?
Theo quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1428/QĐ-BTP năm 2022 về Quy chế xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp quy định về người có trách nhiệm xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo cụ thể như sau:
Người có trách nhiệm xử lý đơn quy định trong Quy chế này bao gồm:
(1) Chánh Thanh tra;
(2) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.
Quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo: Thời hạn ra quyết định về việc thụ lý giải quyết là bao lâu kể từ ngày nhận được tố cáo?
Quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo như thế nào? Thời hạn ra quyết định về việc thụ lý giải quyết là bao lâu?
Đối với quy định về việc xử lý đơn tố cáo thì tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1428/QĐ-BTP năm 2022 về Quy chế xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp quy định cụ thể như sau:
(1) Phân loại và vào sổ theo dõi đơn
Người có trách nhiệm xử lý đơn được quy định tại Điều 3 Quy chế này phải thực hiện phân loại và vào sổ theo dõi đơn trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn tố cáo.
(2) Xử lý đơn
* Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền
- Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị phải báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách để quyết định việc thụ lý giải quyết trong thời hạn là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo.
- Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng các đơn vị, Thủ trưởng các đơn vị đó phải quyết định việc thụ lý giải quyết trong thời hạn là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo.
- Việc thụ lý tố cáo phải được vào sổ thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, người bị tố cáo về thời điểm thụ lý tố cáo và các nội dung tố cáo được thụ lý.
* Đối với đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo, nhưng nội dung tố cáo rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ và có cơ sở để thẩm tra, xác minh, thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.
* Đối với tố cáo không thuộc thẩm quyền
- Việc xử lý tố cáo không thuộc thẩm quyền được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm chuyển đơn và các chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Đối với các đơn vị thuộc Bộ không có con dấu riêng thì Thủ trưởng đơn vị đó chủ trì, phối hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ giao Thanh tra Bộ thực hiện việc chuyển đơn.
(3) Đối với đơn tố cáo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ nhưng nội dung tố cáo không liên quan đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ nơi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp làm việc có trách nhiệm xử lý đơn theo quy định pháp luật và theo quy chế này.
(4) Xử lý đơn tố cáo đối với đảng viên
Đơn tố cáo đối với đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của Đảng.
(5) Xử lý đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất để Thủ trưởng đơn vị áp dụng hoặc báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kịp thời áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Quy định về quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1428/QĐ-BTP năm 2022 về Quy chế xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp quy định về quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cụ thể như sau:
(1) Chánh Thanh tra giúp Bộ trưởng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo.
(2) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi đơn vị mình.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân đấu tranh giai cấp? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin theo quy định pháp luật?
- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163 thực hiện như thế nào?
- Cách tính năm cá nhân 2025? Hướng dẫn cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Mẫu Kế hoạch xem xét thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất? Thời điểm quyết định kỷ luật đảng viên có hiệu lực?
- Nhà nước có khuyến khích giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ không? Khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ cần điều kiện gì?