Quy trình lập và gửi báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ra sao? Khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có sai sót nhầm lẫn phải giải quyết như thế nào?
- Quy trình lập và gửi báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trãi qua bao nhiêu bước?
- Trong quá trình xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán trưởng còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Kiểm toán trưởng thì xử lý như thế nào?
- Khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có sai sót nhầm lẫn phải giải quyết như thế nào?
Quy trình lập và gửi báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trãi qua bao nhiêu bước?
Căn cứ theo quy định tại Chương 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định quy định các bước lập và gửi báo cáo Kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm các bước:
- Lập dự thảo báo cáo kiểm toán.
- Kiểm toán trưởng xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.
- Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.
- Gửi lấy ý kiến đối với dự thảo báo cáo kiểm toán.
- Tổ chức thông báo kết quả kiểm toán.
- Hoàn thiện, trình phát hành báo cáo kiểm toán.
- Phát hành báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán.
Quy trình lập và gửi báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ra sao? Khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có sai sót nhầm lẫn phải giải quyết như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong quá trình xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán trưởng còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Kiểm toán trưởng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Kiểm toán trưởng xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán
1. Đoàn kiểm toán trình dự thảo báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán trưởng để tổ chức xét duyệt, đồng thời báo cáo tóm tắt những kết quả quan trọng cho Tổng Kiểm toán nhà nước biết để chỉ đạo trước khi tổ chức xét duyệt theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
2. Kiểm toán trưởng thành lập Tổ thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán. Tổ thẩm định và Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán có trách nhiệm thẩm định, kiểm soát dự thảo báo cáo kiểm toán trước khi Kiểm toán trưởng tổ chức họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán. Nội dung kiểm soát, thẩm định theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
3. Kiểm toán trưởng phải tổ chức việc xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán theo quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Nội dung, kết quả họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán được phản ánh vào biên bản họp xét duyệt báo cáo kiểm toán.
4. Trưởng đoàn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán theo kết luận của Kiểm toán trưởng tại cuộc họp xét duyệt báo cáo kiểm toán. Trong trường hợp còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Kiểm toán trưởng thì Trưởng đoàn được quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.
5. Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với cuộc kiểm toán tổ chức soát xét việc bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán trước khi Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.
6. Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước dự thảo báo cáo kiểm toán đã được hoàn thiện kèm theo các hồ sơ và tài liệu có liên quan theo quy định; đồng thời gửi các Vụ chức năng kiểm soát, thẩm định theo quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, trong quá trình xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán trưởng, khi trưởng đoàn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán theo kết luận của Kiểm toán trưởng tại cuộc họp xét duyệt báo cáo kiểm toán mà còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Kiểm toán trưởng thì Trưởng đoàn được quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.
Khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có sai sót nhầm lẫn phải giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Phát hành báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán
1. Vụ Tổng hợp rà soát, kiểm tra và đảm bảo về nội dung, các thủ tục, trình tự lập báo cáo kiểm toán đúng theo quy định và trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký phát hành.
2. Tổ kiểm toán lập thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và thông báo kết luận, kiến nghị với các bên liên quan trình Trưởng đoàn kiểm toán soát xét để trình Kiểm toán trưởng ký phát hành.
3. Việc phát hành, gửi báo cáo kiểm toán phải đảm bảo thời gian theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước.
4. Khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có sai sót nhầm lẫn (về thông tin, số liệu...), Kiểm toán trưởng phải trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
5. Báo cáo kiểm toán sau khi phát hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải tổng hợp và cập nhật kết quả kiểm toán vào cơ sở dữ liệu theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
6. Thực hiện công khai kết quả kiểm toán (trừ cuộc kiểm toán liên quan đến bí mật nhà nước) theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
Theo như quy định trên, khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có sai sót nhầm lẫn, Kiểm toán trưởng phải trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 13/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 có 29 hay 30 ngày? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
- Lịch nghỉ Tết bưu điện 2025? Bưu điện làm việc đến bao nhiêu Tết 2025? Bưu điện làm lại vào mùng mấy Tết?
- Mẫu thư chúc tết nhân viên hay, ý nghĩa? Thư chúc Tết Nguyên đán doanh nghiệp gửi đến nhân viên?
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?