Quy trình kỹ thuật dự báo khí hậu thời hạn năm được thực hiện như thế nào? Dự báo khí hậu thời hạn năm là dự báo tối đa bao nhiêu ngày?
Quy trình kỹ thuật dự báo khí hậu thời hạn năm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 27/2023/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo khí hậu thời hạn năm được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu
- Dữ liệu quan trắc các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam;
- Dữ liệu tái phân tích toàn cầu các biến khí quyển/đại dương trên quy mô lớn;
- Các dữ liệu thông tin, báo cáo, phân tích đánh giá trạng thái khí hậu trên quy mô toàn cầu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), các trung tâm khí hậu trên thế giới gồm hoạt động của gió mùa, biến động của các yếu tố khí quyển quy mô lớn như: Áp cao cận nhiệt đới, áp cao lạnh lục địa, áp thấp phía tây, rãnh đông á, dòng xiết cận nhiệt đới;
- Dữ liệu dự báo các biến khí quyển/đại dương quy mô lớn của các mô hình khí hậu toàn cầu và khu vực;
- Thu thập số liệu, dữ liệu về môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội (nếu có).
Bước 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng
- Đánh giá hiện trạng các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, bốc hơi, khí áp, gió) và khí hậu cực đoan (rét đậm, rét hại, nắng nóng, mưa lớn, hạn hán, bão/áp thấp nhiệt đới) trong 06 tháng đã qua trên quy mô toàn cầu và khu vực;
- Phân tích dữ liệu quan trắc các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) và khí hậu cực đoan (rét đậm, rét hại, nắng nóng, mưa lớn, hạn hán, bão/áp thấp nhiệt đới) trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong 06 tháng đã qua để xác định hiện trạng khí hậu đã qua và hiện tại;
- Phân tích biến động của ENSO và các chỉ số khí hậu hạn nội mùa liên quan đến khí hậu Việt Nam;
- Phân tích số liệu, dữ liệu về môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội (nếu có).
Bước 3: Thực hiện các phương án dự báo
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo khí hậu thời hạn năm: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp thống kê; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình số trị; phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác (nếu có).
Bước 4: Thảo luận dự báo
Thảo luận dự báo khí hậu thời hạn năm trước khi ban hành bản tin ít nhất 03 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế nhiệt độ không khí trung bình, tổng lượng mưa chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng và cực trị khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan trên quy mô toàn cầu, khu vực và cho Việt Nam; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Bước 5: Xây dựng bản tin dự báo
Xây dựng nội dung bản tin dự báo khí hậu thời hạn năm theo quy định tại khoản 3 Điều 11 và Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BTNMT.
Bước 6: Cung cấp bản tin dự báo
Cung cấp bản tin dự báo khí hậu thời hạn năm cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Bước 7: Bổ sung bản tin dự báo
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố dự báo có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Bước 8: Đánh giá chất lượng dự báo
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư 41/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo khí hậu thời hạn năm thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.
Quy trình kỹ thuật dự báo khí hậu thời hạn năm được thực hiện như thế nào? Dự báo khí hậu thời hạn năm là dự báo tối đa bao nhiêu ngày? (Hình từ internet)
Dự báo khí hậu thời hạn năm là dự báo tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 08/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Thời hạn dự báo khí hậu
1. Thời hạn dài: dự báo, cảnh báo từ trên 10 ngày đến tối đa 01 tháng.
2. Thời hạn mùa: dự báo, cảnh báo từ trên 01 tháng đến tối đa 06 tháng.
3. Thời hạn năm: dự báo, cảnh báo từ trên 06 tháng đến tối đa 12 tháng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì dự báo khi hậu thời hạn năm là dự báo từ trên 06 tháng đến tối đa 12 tháng.
Bản tin dự báo khí hậu thời hạn năm là loại bản tin gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Loại bản tin dự báo khí hậu
1. Bản tin dự báo khí hậu thời hạn dài: nội dung dự báo, cảnh báo tối thiểu có các thông tin về xu thế nhiệt độ không khí trung bình, tổng lượng mưa so với giá trị trung bình nhiều năm trong thời hạn dự báo, trị số nhiệt độ không khí trung bình và tổng lượng mưa chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 10 ngày đến 15 ngày tại một địa điểm hoặc khu vực cụ thể và khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Bản tin dự báo khí hậu thời hạn mùa: nội dung dự báo, cảnh báo tối thiểu có các thông tin về xu thế nhiệt độ không khí trung bình, tổng lượng mưa so với giá trị trung bình nhiều năm chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng tại một địa điểm hoặc khu vực cụ thể và khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội.
3. Bản tin dự báo khí hậu thời hạn năm: nội dung dự báo, cảnh báo: tối thiểu có các thông tin về xu thế nhiệt độ không khí trung bình, tổng lượng mưa chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng và cực trị khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan trên quy mô toàn cầu, khu vực và cho Việt Nam.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì bản tin dự báo khí hậu thời hạn năm là bản tin nội dung dự báo, cảnh báo về:
- Tối thiểu có các thông tin về xu thế nhiệt độ không khí trung bình,
- Tổng lượng mưa chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng và cực trị khí hậu.
- Các hiện tượng khí hậu cực đoan trên quy mô toàn cầu, khu vực và cho Việt Nam.
Thông tư 27/2023/TT-BTNMT sẽ có hiệu lực từ 15/02/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?