Quy trình kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN áp dụng cho đối tượng nào?
- Đối tượng nào bị áp dụng quy định kiểm tra chất lượng theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN?
- Căn cứ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN thế nào?
- Hàng hóa lưu thông trên thị trường cần đảm bảo những điều kiện đảm bảo chất lượng như thế nào?
- Hình thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN thế nào?
Đối tượng nào bị áp dụng quy định kiểm tra chất lượng theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN?
Ngày 18/01/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Cụ thể theo Điều 2 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định như sau:
Đối tượng áp dụng và đối tượng kiểm tra
1. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Đối tượng kiểm tra:
a) Hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam.
b) Hàng hóa trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không thuộc đối tượng kiểm tra quy định tại Thông tư này.
Như vậy, quy trình kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN áp dụng cho đối tượng là những hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, riêng những hàng hóa trong lĩnh vực Quốc phòng, an ninh sẽ không áp dụng quy định định kiểm tra chất lượng theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN
Đối tượng nào bị áp dụng quy định kiểm tra chất lượng theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN? Hình thức kiểm tra chất lượng như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định căn cứ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
- Thông tin, cảnh báo về hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
- Thông tin phản ánh dưới mọi hình thức của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước về dấu hiệu vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa.
- Kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa có nhãn hàng hóa không đúng quy định hoặc có dấu hiệu chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Theo yêu cầu quản lý hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về chắc quy sản , hàng hoá chuyển đến.
- Theo kế hoạch kiểm tra hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hàng hóa lưu thông trên thị trường cần đảm bảo những điều kiện đảm bảo chất lượng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định điều kiện đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình lưu thông hàng hóa hoặc tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của hàng hóa do mình bán;
- Chịu sự kiểm tra chất lượng hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định sau đây:
+ Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;
+ Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
- Trình tự kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định sau đây:
(1) Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi kiểm tra;
Bước 2: Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra;
Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra cho người bán hàng và báo cáo cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Bước 5: Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
(2) Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Xuất trình thẻ kiểm soát viên trước khi kiểm tra;
Bước 2: Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra;
Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra cho người bán hàng và báo cáo cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Bước 5: Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Hình thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định hình thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
(1) Kiểm tra theo kế hoạch hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt :
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Hằng năm, cơ quan kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kết quả kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
- Đối với những cơ sở đã được phê duyệt trong kế hoạch hằng năm, căn cứ tinh hình thực tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý, trường hợp cơ quan kiểm tra không kiểm tra tại cơ sở thì gửi công văn đến cơ sở được kiểm tra yêu cầu báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến sản phẩm hàng hóa do cơ sở đang kinh doanh. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa thông qua các báo cáo của cơ sở được kiểm tra thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất theo quy định tại Thông tư 01/2024/TT-BKHCN
(2) Kiểm tra đột xuất chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:
Căn cứ kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trưởng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN về căn cứ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Thông tư 01/2024/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành từ ngày 03/03/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?